Followers

Thursday, December 23, 2021

Trợ cấp thôi việc cho nhân viên không tham gia BHTN tại đơn vị

Dear các Anh/Chị,

Mình có một câu hỏi mà chưa tìm thấy quy định liên quan, đó là về việc chi trả trợ cấp thôi việc cho các nhân viên không tham gia Bảo hiểm Thất nghiệp tại cty mình. Lý do không tham gia là vì đã tham gia BHXH ở một cty khác, vì vậy chỉ đóng BH Tai nạn LĐ - BNN ở cty mình thôi. Trường hợp này khi nhân viên đã làm cho cty mình trên 12 tháng sau đó nghỉ việc, thì cty mình có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho họ không?

Rất mong nhận được sự góp ý của Anh/Chị và xin chân thành cảm ơn!

Về vấn đề này mình có ý kiến như sau:


1. Khi NLĐ làm hai (02) HĐLĐ và đã tham gia các chế độ BH ở một HĐ thì HĐ còn lại Công ty phải trả vào kỳ lương với mức mà đúng ra Công ty sẽ phải đóng BH cho NLĐ (Điều 168.3. BLLĐ, Điều 42.1.1 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017);

2. Theo Điều 8.3.b, Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì khi đã thực hiện theo Mục 1, Công ty sẽ không phải trả TCTV nữa. Trường hợp Công ty không trả vào lương định kỳ mức đóng BHTN thì vẫn phải trả TCTV.

 

Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ làm cùng lúc 2 công ty thì đóng BHXH hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Bên cạnh đó, theo quy định tại  khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, trong trường hợp NLĐ làm cùng lúc 2 công ty thì người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên, NLĐ làm cùng lúc 2 công ty chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên còn lại thì không phải đóng. Đồng thời, công ty còn lại này phải chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN.

Như vậy Công ty chị cần chi trả cùng tiền lương một khoản tiền tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN và cần ghi rõ phần chi trả này trong HĐLĐ để làm căn cứ không chi trả trợ cấp thôi việc khi NLĐ nghỉ việc nếu đã làm cho cty mình trên 12 tháng.

Thời gian tính hưởng trợ cấp
Theo Khoản 3, Điều 8 Nghị định 145/NĐ-CPthời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.


Trong đó: Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm: Thời gian trực tiếp làm việc; Thời gian thử việc; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản; Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương; Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương; Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; Thời gian nghỉ hằng tuần; Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương; Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động; Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.


Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm: Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn: Có tháng lẻ ít hoặc bằng 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; Trên 6 tháng được tính bằng 01 năm.

0 comments: