Followers

Monday, December 21, 2020

Luật nhân quả đời người không ai có thể bỏ qua: Lời nói có tâm, xử sự có tầm là tích lũy phúc báo, bạn làm được bao nhiều rồi?

Không có quý nhân tự dưng phù trợ, cũng không có may mắn trên trời rơi xuống, tất cả đều là sự tích lũy của cuộc sống với 4 quy tắc nhân quả sau đây.

01. Thế giới là thung lũng trống và cuộc sống là tiếng vọng

Bạn tạo ra loại âm thanh nào, bạn sẽ nghe thấy loại âm thanh đó.

Bày tỏ lòng tốt với thế gian thì tự nhiên sẽ gặt hái được quả tốt, còn cất lên tiếng ác thì chắc chắn sẽ chỉ nghe toàn điều ác.

Vào thời Xuân Thu, nhà Tấn, phụ thân của Ngụy Viên khi sắp qua đời, vốn định cho phép ái thiếp của mình là Tổ Cơ được về quê tái giá, nhưng đến lúc bệnh tình nguy kịch thì đổi ý, yêu cầu phải tuẫn táng theo quan tài.

Sau khi phụ thân qua đời, Ngụy Viên không nhẫn tâm, vì thế âm thầm thả Tổ Cơ về quê cũ, không hề nhắc tới ý nguyện lúc lâm chung của cha mình.

Sau đó trên chiến trường, Ngụy Viên và tướng quân nước Tần là Đỗ Hồi đang kịch chiến với nhau, trong thời khắc nguy nan nhất, ngựa của Đỗ Hồi bỗng bị tấn công. Ngụy Viên lợi dụng tình thế để nhanh chóng chiếm thượng phong, bắt được tướng địch làm tù binh, đại thắng mà về.

Sau đó, Ngụy Viên mới biết được, người đã giúp mình trên chiến trường lúc đó chính là cha và anh của Tổ Cơ.

Đạo Phật nói: “Cái gì cũng không thể mang theo, ngoại trừ nghiệp.”

Thiện ác hữu báo, nhân quả tương ứng. Những điều tốt và xấu mà một người đã làm trong đời sẽ trở lại với chính họ dưới nhiều hình thức khác nhau. Người trao yêu thương sẽ nhận lại phúc khí


02. Cuộc đời giống như từ trường, niềm tin chính là đặc tính

Bạn tin tưởng điều gì mới có thể thu hút điều đó, cảnh do tâm tạo nên, vật do tâm thay đổi.

Trước kia, có một câu chuyện kể rằng: Hoàng đế có một giấc mơ, trong mơ, ông ta thấy núi lở, sông khô và hoa tàn.

Sau khi tỉnh dậy, ông ta đã ngay lập tức kể lại với hoàng hậu.

Hoàng hậu nói: "Không hay rồi, núi và sông chính là giang sơn, núi lở sông khô cho thấy giang sơn của bệ hạ khó giữ, hoa tàn chính là lòng người điêu đứng, chẳng được dài lâu!”

Khi hoàng đế nghe được điều này, ông ta suốt ngày lo lắng tới nỗi ăn không ngon, ngủ không yên, đại sự quốc gia cũng không còn tâm sức mà lo toan, sức khỏe thì xấu đi trông thấy.

Theo thời gian, quốc gia dần dần xuất hiện những dấu hiệu bất ổn.

Lần này, ông triệu tập đại thần tâm phúc của mình để giãi bày.

Ai ngờ đại thần nghe xong lại vui mừng nói: “Bệ hạ, đây là điều tốt! Núi đổ tức là ngài vượt qua khó khăn, thiên hạ thái bình. Sông cạn sẽ làm thân rồng hiện rõ, không lo nạn ngập úng khắp nơi. Hoa tàn chính là thời điểm cây trái kết quả, mùa màng bội thu!”

Hoàng đế vừa nghe lời này, trong lòng lập tức thấy hào khí mênh mông, tinh thần sáng láng, thân thể dần dần tốt lên, cũng có động lực làm việc.

Ngay sau đó quốc gia trở lại yên bình.

Nhà tâm lý học Maslow từng nói: “Tinh thần thay đổi thái độ, thái độ thay đổi thói quen, thói quen thay đổi tính cách, tính cách thay đổi vận mệnh ”.

Vạn vật đều phản chiếu từ trái tim con người. Bạn tin tưởng điều gì thì điều đó sớm muộn cũng sẽ tới.

Một người tin tưởng vào bản thân cuối cùng có thể thành công tìm được chính mình.

Mọi người sẵn sàng tin vào sự ấm áp thì thế gian mới có thể tràn ngập sự ấm áp.

03. Phúc đức là một con tàu, tài phú và địa vị là trọng tải

Khi trọng tải vượt quá sức chịu đựng, con tàu sẽ chìm dần. Tương ứng, khi phúc khí của bản thân không tương xứng với tài phú và địa vị đang sở hữu, tai họa ắt tới gần.

Thời Ngũ đại thập quốc của Trung Quốc xưa, Lưu hoàng hậu của Đường Trang Tông tham lam, dùng quyền lực của mình để thu tiền của dân chúng.

Ngân khố không có tiền chi quân, mà của cải hậu cung thì chất đống như núi.

Tể tướng đã nhiều lần phản đối, hy vọng Lưu hoàng hậu có thể tạm thời cho quốc gia mượn tạm để nuôi quân nuôi dân, nhưng hoàng hậu không đồng ý.

Luật nhân quả đời người không ai có thể bỏ qua: Lời nói có tâm, xử sự có tầm là tích lũy phúc báo, bạn làm được bao nhiều rồi? - Ảnh 2.

Sau đó, dân chúng lầm than, Lý Tự Nguyên tạo phản, Hoàng đế bất tài bị mọi người vứt bỏ, thậm chí còn chết trong tay một cung nhân. Lưu hoàng hậu ôm theo tài vật để chạy đến một ngôi chùa, muốn xuất gia làm ni cô nhưng cuối cùng cũng không thể thoát khỏi cái chết.

Cho nên mới nói, phúc đức của một người phải xứng đôi với tài phú và địa vị của người đó. Người có đức ắt có phúc, người không có đức ắt gặp tai họa.

Đừng đòi hỏi quá nhiều, tu dưỡng tư cách đạo đức chính là vận may lớn nhất của một người.

04. Cuộc sống là cán cân, bên trái là cho, bên phải là nhận

Bạn cho đi một điểm sẽ nhận lại một điểm, bạn trả giá rất nhiều sẽ gặt hái được rất nhiều. Một khi đã muốn có được điều gì thì phải đưa ra sự nỗ lực tương xứng.

Không ai có thể đợi thành công từ trên trời rơi xuống, đằng sau sự rực rỡ là muôn vàn gian nan.

Thời Nam Tống, Trương Cửu Thành thời kỳ còn là một đệ tử, nghe theo lời khuyên của thầy dạy, ngày ngày chăm chỉ học tập và luyện rèn. Mỗi ngày, từ khi trời vừa tảng sáng, Trương Cửu Thành đã dậy, đứng ở cửa sổ để đọc sách. Thói quen này kiên trì suốt mười bốn năm.

Chờ tới khi ông rời đi, phiến đá bên cửa sổ đã mài mòn thành hai dấu chân rõ rệt.

Vì có kiến ​​thức uyên thâm, hiểu sâu từng đạo lý, Trương Cửu Thành đã thành lập "Hoành phổ học phái", trở thành danh sư nổi tiếng, tạo thành bao thế hệ cao đồ.

Cho nên, tổng kết lại, những thất bại của ngày hôm nay đều là do quá khứ không chăm chỉ làm việc. Còn thành tựu trong tương lai là do hiện tại ngày ngày nỗ lực.”

Đừng bao giờ ôm mộng “không làm mà hưởng”, ngồi mát ăn bát vàng. Chỉ khi một người kiên trì bền bỉ, trả giá mồ hôi và công sức thì cuối cùng mới có thể làm nên thành tựu.

Cán cân cuộc sống luôn có dao động, nhưng cuối cùng, về bản chất, nó sẽ trở lại với trạng thái cân bằng giữa cho đi và nhận lại.

Không có vận may trên trời rơi xuống, cũng không có may mắn trời ban. Mỗi một bước tiến của chúng ta đều phải đạt được bằng sự nỗ lực chăm chỉ thì mới bền vững trong lâu dài.

Mọi thứ đều có nhân quả, không ai có thể bỏ qua.

Sưu tầm!

Thuốc đắng thì dã tật, mật ngọt thì chết ruồi: Cuộc đời này có hai con đường để chọn, giàu hay nghèo, sang hay hèn đều nằm trong tay bạn!

Người khiến bạn đau khổ, thường là quý nhân của bạn. Điều khiến bạn đau đớn thường là nơi bạn cần cải thiện nhất.

Thuốc đắng thì dã tật, mật ngọt thì chết ruồi: Cuộc đời này có hai con đường để chọn, giàu hay nghèo, sang hay hèn đều nằm trong tay bạn!

Làm người làm việc có 3 tầng cảnh giới:

Cảnh giới thứ nhất: Vì cuộc sống, làm nhiều việc mình không thích.

Cảnh giới thứ hai: Có tiền, chỉ đi làm những việc mình thích.

Cảnh giới thứ ba: Vì tiến bộ, chủ động đi làm những việc mình không thích.

Người khiến bạn đau khổ, thường là quý nhân của bạn.

Điều khiến bạn đau đớn thường là nơi bạn cần cải thiện nhất.

01

Gần đây, tôi thường suy nghĩ về vấn đề này:

Rốt cuộc là thứ gì khiến một người công thành danh toại?

Tôi đã nghĩ ra rất nhiều đáp án, chẳng hạn như không ngừng tiến lên, hành thiện tích đức, nỗ lực vượt qua khó khăn…

Nhưng tôi luôn cho rằng những điều đó là viển vông, cho tới một ngày khi đọc được câu nói này:

"Hãy chủ động đi làm những việc khiến bạn cảm thấy khó khăn."

Câu nói này đã giúp tôi tìm ra được đáp án.

Một giáo sư từ Đại học Chicago danh tiếng trong chuyến thăm của mình đến Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đã nói rằng:

"Yêu cầu cơ bản của đại học Chicago với sinh viên của trường mình là: hãy làm những chuyện khó khăn, bởi lẽ một người, muốn công thành danh toại, bắt buộc phải trải qua những việc khó."

Người thực sự nhìn thấu được thế tục đều là những người "tu hành" từ trong khó khăn.

Thời cổ đại có một phương pháp tu hành mang tên "Khổ hành tăng".

Những nhà sư này ăn mặc nhếch nhác, rách rưới, và luôn chủ động chịu đựng những điều đau đớn nhất mà người thường không chịu đựng được, như nhịn ăn dài ngày, thậm chí không uống nước, nằm trên giường đầy đinh, đi trên than nóng, chịu đựng đá cực lạnh….

Họ để bản thân làm việc chăm chỉ, đói khát và trống rỗng, để có được sự tự do tinh thần và giải phóng tâm hồn nhanh hơn.

Khổ hành tăng được xem là một đường tắt trong tu hành, bởi lẽ so với những người tu hành khác, họ chịu đựng những khó khăn khắc nghiệt hơn.


Cá nhân tôi luôn cho rằng, mỗi một điều hạnh phúc ập tới với mình đều là "do ăn ở", là do những phúc báo mà tôi tích góp được mỗi ngày.

Người há miệng chờ sung hay không công nhưng vẫn hưởng lộc, thực chất là đang tự làm hao mòn đi chính phúc khí của mình.

Mỗi khi có được một chút thành tựu nhỏ nào đó, tôi đều sẽ dùng một chút gì đó khắc nghiệt hơn để giảm bớt cái cảm giác thành tựu đó xuống, để không ngừng tiến bộ hơn.

Chẳng hạn như từ lúc tập cho tới hôm nay tôi cuối cùng cũng hoàn thành được 3 vòng chạy, khi cơ thể đã thích ứng được rồi, tôi khích lệ mình chạy 4 vòng và tập thêm nhiều động tác thể dục nặng hơn một chút.

Hoặc là hôm nay tôi đã hoàn thành xong mục tiêu đọc các sách thường thức hay cơ sở, bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ "bắt" mình đọc lên các sách chuyên ngành, đi sâu hơn một chút…

Cá nhân tôi luôn quan niệm một điều rằng: vất vả, khó khăn tuân theo định luật bảo toàn.

Khó khăn, thử thách là đặc điểm chung của cuộc sống, là điều vốn dĩ phải tồn tại.

Những khó khăn vất vả mà mỗi người phải chịu nó không tự nhiên mất đi mà cũng chẳng vô ý sinh ta, nó chỉ đơn thuần là chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, hôm nay bạn lẩn tránh nó, tháng sau nó sẽ lại tìm cách để trùng phùng với bạn theo một cách khác.

Con người hiện đại, ngày càng có nhiều người muốn sống cuộc sống "xuân ấm hoa nở", động một tý là muốn du lịch thế giới, động một tý là muốn bảo đi tìm tự do.

Thực ra, vấn đề lớn nhất, không phải là chúng ta ngày càng trở nên nông nổi, mà là chúng ta ngày càng không muốn đối mặt với khó khăn, thử thách.

Ông Trời tạo ra chúng ta đều như nhau, phàm là những thứ khiến bạn thoải mái, nhất định cũng sẽ khiến bạn đau khổ, tương tự, phàm là nhưng thứ khiến bạn cảm thấy khó khăn, càng dễ thành toàn nên bạn.

Các cụ bảo rồi, thuốc đắng thì dã tật, mật ngọt thì chết ruồi.

Đời người, trước đắng sau sẽ ngọt, ngọt rồi thì sau ắt sẽ đắng.

Đây cũng chính là luật cân bằng của cuộc sống.

02

Khoa học kĩ thuật phát triển, chủ nghĩa hưởng thụ thịnh hành, con người ngày càng không muốn đối mặt với khó khăn.

Cái gì cũng có thể đưa tới tận cửa nhà bạn, thích cái gì, chỉ cần một cuộc gọi, một cái click, vài sau đó chỉ cần ngồi đó và nhận… Sự phát triển của khoa học và công nghệ dựa trên logic cốt lõi của việc thỏa mãn vô hạn nhu cầu và mong muốn của con người.

Chúng ta của hiện tại, đang quá sung sướng, chúng ta tận hưởng hạnh phúc một cách quá dễ dàng.

Ăn cơm thì đặt ngoài, mua sắm chỉ cần mua trên mạng, đây không phải là cơm bưng tận tay, nước rót tận mồm ư?

Ra ngoài thì có ô tô tới đón, đường xa thì có tàu cao tốc, hẹn hò thì có ứng dụng, rảnh rỗi chán quá thì lướt Tiktok.

Chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao, đủ thứ yêu cầu, mong muốn được đáp ứng, thử chịu khổ, bạn có sẵn sàng không?

Dám chịu khổ dường như đang trở thành một thứ đồ quá đỗi xa xỉ.

Trong cái thời đại thiếu thốn vật chất của trước đây, nghèo và khổ luôn gắn liền với nhau, người nghèo sẽ phải chịu khổ.

Nhưng ở thế giới hiện tại, dường như những người giàu có mới là người bắt đầu phải chịu khổ.

Bởi lẽ, nếu muốn phát tài, nếu muốn giàu có, họ phải chủ động thay đổi rất nhiều thói quen, chủ động xông pha, tiến lên đón đầu thử thách.

Họ phải bỏ ra N lần nỗ lực để tạo ra và giữ vững được giang sơn của mình.

Bản chất của cái gọi là "chịu khổ" đó là có thể thu lại mọi loại ham muốn, nhu cầu ở sâu bên trong, gạt bỏ đi hết những cám dỗ của những điều xung quanh, để rồi chỉ tập trung nâng cao bản thân, hướng tới mục tiêu cần hướng tới, thay vì quá để tâm tới một điều gì đó trong một thời gian dài, buông thả bản thân với những ăn chơi hưởng lạc, đó đồng thời cũng chính là khả năng kỉ luật tự giác, là thứ mà chỉ xuất hiện ở những người vừa giàu có vừa thành công.

03

Người nghèo muốn thay đổi vận mệnh, con đường duy nhất là "chủ động đi chịu khổ".

Vậy thì tại sao có rất nhiều người biết mình nghèo, nhưng lại không chịu chịu khổ để thay đổi vận mệnh?

Trên mạng có một câu hỏi như này:

"Vì sao phần lớn mọi người thà sống khổ còn hơn là chịu đựng khó khăn của việc học hành?"

Tất nhiên học hành ở đây không chỉ đơn thuần là chuyện học hành trên ghế nhà trường, mà nó còn là tinh thần học hỏi, ý thức nâng cao bản thân, rèn rũa những kĩ năng mới, theo kịp bước đi của thời đại… ngay cả khi đã bước ra đi làm.

Có hai câu trả lời nhận được nhiều lượt yêu thích đó là:

Câu thứ nhất: "Khổ của học hành thì bạn phải chủ động đi nếm, còn khổ của cuộc sống thì không như vậy, cứ nằm ườn ra đấy là nó tự tìm đến bạn được."

Câu thứ hai là: "Những đau khổ trong cuộc sống có thể bị tê liệt bởi sự mệt mỏi, hay biến mất bởi những thú vui giải trí khác nhau.

Trong khi cái khó khăn của việc học là bạn phải luôn giữ cho mình một xúc giác nhạy bén, một nhận thức rõ ràng và một tinh thần quyết tâm, đây có thể gọi là sự rèn giũa. "

Cái khổ của việc học hành là cái khổ nhàm chán, cái khổ không thể cho bạn hồi đáp trong một thời gian ngắn. Cái khổ này nhìn tận tay, ray tận trán, nên chẳng ai muốn nếm.

Khổ của cuộc sống là cái khổ tuyệt vọng, là cái khổ không lối thoát trong thời gian dài, chúng ta chẳng nhìn thấy và cũng không sờ được.

Theo bản tính, chúng ta đều lựa chọn chịu cái khổ của cuộc sống, trốn tránh cái khổ giúp chúng ta tiến bộ, phát triển của học hành, để rồi cuối cùng trở nên tê liệt. Cái khổ của cuộc sống sẽ làm chúng ta tê liệt, trong khi cái khổ của học hành lại giúp ta tỉnh táo và không ngừng nâng cao bản thân.

Không chủ động lựa chọn nếm trước cái khổ của việc học hành, nửa đời sau sẽ phải chịu cái khổ của cuộc sống.

Vì vậy, chúng ta chỉ có hai con đường có thể chọn:

Hoặc là bạn chăm chỉ học hành, nâng cao khả năng tư duy độc lập, luôn sẵn sàng khi khó khăn, nghịch cảnh ập đến; Hoặc là bạn can tâm tầm thường, thả trôi cuộc đời, hàng ngày chìm đắm trong các thú vui chơi giải trí, rồi bị xã hội bỏ lại phía sau.

Gửi tới tất cả những người đang đọc bài viết này, mong rằng bạn là một người luôn nỗ lực đối đãi thật tốt với cuộc sống, và là người chủ động lựa chọn phương án một.

Cuộc sống nhất định không bạc đãi những người không ngừng cầu tiến và nỗ lực

Sưu tầm!

Sưu tầm!

Ngẩng đầu làm việc là DŨNG KHÍ, cúi đầu làm người là BẢN LĨNH

Một người tự tin không nhất thiết phải luôn ngẩng đầu. Đầu, ngẩng lên được, cũng phải cúi xuống được. Bởi lẽ người tự tin, họ hiểu mình hơn, họ tự biết thân biết phận hơn. Họ biết mình giỏi ở đâu, họ có thể ngẩng đầu ở phương diện đó; nhưng nếu thiếu sót ở chỗ nào, họ hoàn toàn có thể cúi đầu khiêm tốn học hỏi để tiến bộ.

Ngẩng đầu làm việc là DŨNG KHÍ, cúi đầu làm người là BẢN LĨNH

Đời người giống như một hành trình, chỉ khi đi nhiều rồi, bạn mới biết đường ngắn hay dài; trải qua nhiều chuyện rồi mới biết chuyện có vui có buồn; nếm qua nhiều vị rồi mới biết vị có chát có nhạt.

Cái gì bạn cũng có thể buông bỏ, nhưng đừng buông bỏ niềm vui; cái gì bạn cũng có thể đánh mất, nhưng đừng đánh mất nụ cười.

Một người tự tin không nhất thiết phải luôn ngẩng đầu. Đầu, ngẩng lên được, cũng phải cúi xuống được. Bởi lẽ người tự tin, họ hiểu mình hơn, họ tự biết thân biết phận hơn. Họ biết mình giỏi ở đâu, họ có thể ngẩng đầu ở phương diện đó; nhưng nếu thiếu sót ở chỗ nào, họ hoàn toàn có thể cúi đầu khiêm tốn học hỏi để tiến bộ.

Khi thất vọng, ngẩng đầu nhìn trời là một phương hướng; khi đắc ý, cúi đầu nhìn đường là sự tỉnh táo; bạn ngẩng đầu làm việc, đó là dũng khí, bạn cúi đầu làm việc, đó là bản lĩnh; ngẩng đầu mỉm cười là một loại tâm thái, cúi đầu ngắm hoa là một loại trí tuệ; khi rơi vào nghịch cảnh, ngầng đầu là sự ngoan cường, khi đang thuận buồm xuôi gió, cúi đầu là sự điềm tĩnh; khi thấp cổ bé họng, ngẩng đầu là khí phách, khi ở vị trí cao, cúi đầu là sự khiêm tốn; khi sai, ngẩng đầu là muốn học hỏi, khi đúng, cúi đầu là khoan dung.

                    

Rất nhiều người nội tâm không đủ tự tin, hi vọng mình dù ở trong hoàn cảnh nào cũng phải tràn đầy tự tin, đây thực ra là một nhận thức sai lầm. Vào những lúc nào đó, biết cách cúi đầu, bạn mới có ngày xuất đầu lộ diện. Sống ở đời, không phải cánh cửa nào cũng đều rộng mở, có những cánh cửa cần bạn cúi đầu nghiêng người để lách qua, vì vậy, phải học cách cúi đầu, để không gặp phải quá nhiều cản trở trong cuộc sống.

Sống, cầm lên được thì cũng phải buông xuống được. Cầm lên được là "sinh tồn", buông xuống được là "sống"; cầm lên được là năng lực, buông xuống được là trí tuệ. Có những người chẳng cầm lên nổi nên không có gì để buông xuống; có những người lại cầm lên quá nhiều rồi lại tiếc không muốn buông.

Cầm không được, không nên nổi chuyện gì; buông không xong, tâm phiền tim loạn. Ở bất kì giai đoạn nào của cuộc sống cũng đều không sợ bắt đầu lại từ đầu, mỗi một giai đoạn đều xem như một điểm xuất phát, đó là con đường bắt buộc phải kinh qua nếu muốn chạm tới đỉnh của chóp.

Thứ chúng ta muốn luôn có quá nhiều, nắm được rồi lại tiếc không nỡ buông. Nhưng thứ bạn có thể sở hữu dù sao cũng chỉ rất có hạn, bạn không nỡ bỏ cái này, cuộc sống ắt sẽ lấy đi cái khác của bạn.

Từ bỏ, không phải là yếu đuối, nhu nhược, mà là trí tuệ, nó khiến bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về mọi thứ và cho bạn đủ dũng khí để buông tay. Chất lượng cuộc sống của mỗi người không nằm ở việc bạn sống được bao lâu, bạn sở hữu bao nhiêu thứ, mà nằm ở chỗ bạn nắm bắt được bao nhiêu khoảnh khắc tuyệt vời và buông bỏ được bao nhiêu thứ không thuộc về mình.

                      

Thế giới luôn rất công bằng, cũng giống như ánh mặt trời chiếu rọi mọi nơi trên Trái đất, ánh sáng mặt trời mà bạn nhận được mỗi ngày cũng không ít hơn người khác, bạn chào đón bình minh vào cùng một thời điểm mỗi ngày như bao người khác. Thế giới sẽ không cho bất kỳ ai đặc quyền hay đường tắt. Nếu bạn tạm thời có được một số cái gọi là đặc quyền và bạn sử dụng cái gọi là đường tắt, sẽ không lâu nữa mọi thứ sẽ được nhân đôi theo hướng khó khăn khi trở lại với bạn, và những gì bạn phải trả giá chắc chắn sẽ còn đau đớn hơn cả.

Sưu tầm!

Sunday, December 20, 2020

Tại sao sau nhiều năm đi làm, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, người có năng lực sẽ ngày càng ít nói hơn?

Im lặng được coi là trưởng thành.


Có một câu hỏi kinh điển rằng: "Vì sao khi càng trưởng thành, chúng ta càng thích im lặng?" Đó là bởi vì trên đời, có một vài người không có gì để nói, có một vài lời không thể dễ dàng nói ra được.

Một người dù có thông minh đến đâu, cũng không thể tỏ tường hết sự đời. Một người dù có thông thái ra sao, cũng không thể hiểu được hết con người. Khi nhìn thấu một người thì chúng ta không cần phải vạch trần. Vì nói ra rồi, bạn cũng không thể thay đổi được gì.

Khi con người ngày càng im lặng, không phải là do vô cảm mà là do họ không còn cách nào khác. Ở trường hợp này, im lặng cũng được coi là trưởng thành.

(01)

Phiền não trên thế gian được chia làm hai nửa. Một nửa là do bận lòng chuyện sinh tồn. Nửa còn lại là do toan tính quá nhiều. Đôi lúc, bạn sẵn sàng hơn thua với người khác chỉ vì vài chuyện không đâu. Cũng có khi, chỉ vì vài câu nói nghe không lọt tai, bạn nổi trận lôi đình.

Sau khi xả hết những sự tiêu cực, tất cả những gì bạn nhận được chỉ là sự phiền não vô ích. Không phải tất cả mọi người đều xứng để bạn quan tâm. Không phải tất cả mọi chuyện đều đáng để bạn bận lòng. Có một vài người, bạn không thể tranh nổi với họ. Có một vài chuyện, bạn không cần phải tranh. Người hợp nhau ắt có duyên đi chung đường. Nếu như không hợp, chúng ta cũng chắng cần quá bận tâm.

Người không tin bạn sẽ chẳng bao giờ để ý đến suy nghĩ của bạn. Người chỉ nhìn vào kết quả sẽ không quan tâm đến cả quá trình bạn đã nỗ lực ra sao. Nếu bạn tranh cãi với người quen, bạn thắng thì cũng làm rạn nứt mối quan hệ. Còn nếu là với người lạ, bạn muốn tranh luận thắng thì cũng phải mất cả ngày, vì chắc chắn họ sẽ không nhượng bộ. Cuộc sống không phải là một cuộc thi tranh biện để làm cho mọi thứ phải rạch ròi đúng sai.

(02)

Một ngày, có biết bao nhiêu người đến và đi trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta không cần phải miễn cưỡng qua lại với những người không tìm được tiếng nói chung. Với người không quen, bạn chỉ nên nói ra ba phần, giữ lại cho mình bảy phần. Với người không hiểu, bạn cần phải hạn chế nhiều lời.

Bạn sẽ không thể nào nói cho một con ếch ngồi đáy giếng nghe về biển khơi bao la. Bạn cũng không thể kể cho một loài côn trùng chỉ xuất hiện vào mùa hạ nghe về mùa đông băng giá. Giữa người với người, không có đúng và sai, chỉ có chuyện hợp hay không hợp.

Haruku Murakami từng nói: "Không phải tất cả mọi loài cá đều sống trong một vùng biển." Mỗi người luôn có những cơ hội riêng. Để rồi ai cũng có những nấc thang riêng trong cuộc đời.

"Nước trong thì không có cá

Người tốt quá thì không ai chơi"

Bạn càng rạch ròi và sòng phẳng, cuộc đời bạn càng ít có niềm vui. Có một số chuyện, bạn biết mà không nói, không phải vì bạn không quan tâm, mà là vì nói hay không thì cũng đâu có gì khác nhau. Nước sâu chảy không tiếng, người tĩnh ắt không nhiều lời.

Bạn đâu cần phải quan tâm đến hơn thua ở vài câu nói. Người trưởng thành là người không còn đi làm những chuyện vô bổ. Làm người cao minh là ở chỗ bạn có thể buông bỏ được gì, chứ không phải là bạn hiểu được bao nhiêu thứ.

(03)

Nước trong không phải vì không có tạp chất mà là vì nước biết lắng đọng. Bởi vì cho dù bẩn đến đâu, chỉ cần có thời gian lắng đọng, nước cũng trở nên thanh khiết. Chuyện của hôm nay cho dù có lớn đến đâu, qua ngày mai cũng sẽ trở thành chuyện nhỏ và nằm yên ở trong quá khứ.

Khi ở một mình cần giữ cho tâm trí ổn định. Ở chốn đông người, hãy biết cách giữ mồm giữ miệng. Sau này nghĩ lại, bạn sẽ phải thầm cảm ơn mình vì ngày trước đã im lặng. Hãy xem mỗi lần im lặng như một lần tu dưỡng bản thân và xoa dịu trái tim.

Buông xả để nhẹ lòng. Ngừng tranh cãi để ta có thể mỉm cười bình thản, để nhìn ngắm thế giới huyên náo bằng đôi mắt bình yên, và để trò chuyện với linh hồn mình bằng trái tim tĩnh lặng.

Sưu tầm!

Khi cuộc sống xuống dốc thường sẽ có điềm báo trước: Bạn nên biết trước để đỡ phải chịu thiệt

Đời người rất ít khi bằng phẳng, con đường đó phần lớn đều chứa ổ gà và bùn đất. Chúng ta làm sao để giảm bớt khó khăn trên con đường phấn đấu? Hôm nay, giới thiệu với các bạn câu nói nổi tiếng của Quỷ cốc tử, đời ngưòi khi xuống dốc thường sẽ xuất hiện những điềm báo này, biết sớm để không phải chịu thiệt.


Thật ra phần lớn đời người đều sẽ không thuận buồm xuôi gió, ai cũng phải dựa vào nỗ lực của mình để đổi lấy quả ngọt, nhưng khổ cực đã trải qua, chỉ người chăm chỉ mới hiểu được.

Trong quá trình trèo lên con dốc đó, ai hẳn cũng đã có cho mình một cái đầu lạnh và một mục tiêu xác định, khi bạn bước lên một độ cao nhất định, cũng là khi tầm nhìn thay đổi, tâm tư của bạn sẽ nảy sinh một sự "biến động", có người sẽ quên đi cái tâm ban đầu mà đắm chìm vào hiện tại trước mắt, cũng có những người lại vì quá tự phụ mà phải quay trở về vạch đích ban đầu.

Đời người luôn ngập tràn drama, một phút chớp nhoáng, mọi thứ bạn đã bỏ ra sẽ biến thành không có gì, làm 30 năm tiêu một giờ. Vì vậy, để duy trì "quả ngọt chiến thắng", chúng ta phải luôn cảnh giác, khi xuất hiện một vài dấu hiệu, hãy ngay lập tức kiểm tra xem mình có đang "xuống dốc" hay không .

1. Khứ chi giả túng chi, túng chi giả thừa chi

Ý muốn nói nếu muốn loại bỏ một người, cơ hội tốt nhất là khi anh ta đang tự mãn. Mỗi người đều mang trong mình tâm lý thích được ngưỡng mộ hư vinh, thích được nghe lời ngon ý ngọt.

Rất nhiều người khi đối mặt với tình huống này đã đánh mất đi bản thân mình, đôi mắt không còn nhìn rõ mọi việc mà trong mắt chỉ còn toàn những lời hay ý đẹp nịnh bợ kia. Đây cũng là lúc mà bạn có nhiều "bạn bè" nhất.

Những người này trông thì có vẻ là đang khen ngợi bạn, nhưng phần lớn thực chất lại chỉ vì lợi ích của bản thân, thậm chí có những kẻ còn lợi dụng làm những việc không hay sau lưng bạn. Khi phải đối mặt với khó khăn, thất bại bạn mới nhận ra được bộ mặt thật của họ, chỉ có điều lúc này, có hối hận thì cũng đã muộn.

Vì vậy, khi bên cạnh bạn xuất hiện quá nhiều "bè", tuyệt đối đừng đánh mất bản thân, luôn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, nhìn thấu mục đích của đối phương, đừng vì quá tự mãn, kiêu ngạo mà hủy hoại chính mình.

2. Tiên trọng dĩ lụy, nhi hậu hủy chi

Câu nói này muốn nói tích lũy, lặp đi lặp lại một chuyện gì đó, cuối cùng đạt đến được mục đích hủy hoại đối phương. Câu nói này nếu dùng cách nói hiện đại để biểu đạt thì chính là "tẩy não", đối phương không ngừng "bơm" vào đầu bạn khái niệm hoặc tư tưởng nào đó, từ đó đạt được mục đích biến giả thành thật, mặc dù bản thân bạn không có khả năng nhưng vẫn sẽ bị cám dỗ muốn đi thực hiện.

Khi bạn bị "tẩy não" thành công, cũng là lúc bạn rơi xuống đáy vực. Vì vậy, nếu bên cạnh có ai đó không ngừng thấm nhuần một tư tưởng hay cách nghĩ nào đó cho bạn để "khích tướng" thì hãy thật bình tĩnh, giữ cho mình một cái đầu lạnh, nếu không bạn sẽ là người rơi xuống đống đổ nát.

Mặc dù tin tưởng rằng phần lớn mọi người đều là những người lương thiện, nhưng biết người biết mặt không biết lòng, khi chưa biết được con người thực sự của đối phương, đừng dễ dàng để họ "tẩy não", dù có phải đối mặt với tình huống này, cũng hãy giữ cho mình sự tỉnh táo nhất, chuẩn bị phương án đối phó chu toàn nhất.

Tóm lại, khi một người ở đỉnh cao cũng là lúc họ dễ đánh mất đi chính mình nhất, hãy nhớ kĩ hai dấu hiệu trên để có thể kịp thời ngăn mình rơi tự do xuống dốc.

Sưu tầm!

Kẻ nông cạn luôn tìm cơ hội, người tầm tầm dựa vào năng lực, còn người có thể đi xa và lâu dài lại thắng nhờ nhân phẩm!

Trung Âu có một thống kê rằng trong top 500 CEO của thế giới, tính cách nào cũng có, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung đó là thật thà.

Trên mạng có một câu nói như sau:

"Người thông minh kiếm tiền của người thật thà, người thật thà chỉ có thể đi kiếm tiền của ông trời, ông trời cũng không dễ dàng gì vậy nên lại đành đi kiếm tiền của người thông minh."

Vậy rốt cuộc ai mới là người chiến thắng cuối cùng?

Tôi cho rằng đó là người thật thà.

Trung Âu có một thống kê rằng trong top 500 CEO của thế giới, tính cách nào cũng có, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung đó là thành thật.

Có người từng nói rằng: kẻ nông cạn luôn tìm cơ hội, người tầm tầm dựa vào năng lực, còn kẻ có thể đi xa và lâu dài lại thắng nhờ nhân phẩm.

Nhân phẩm là gì?

Tiêu chuẩn cơ bản nhất của nhân phẩm chính là thành thật.

Đầu tiên là những người được gọi là nhà đầu tư thông minh, họ nghĩ rằng mình có thể dự đoán tương lai, vì vậy họ sẽ đầu tư vào mục đích tối đa hóa lợi nhuận theo kết quả dự đoán và không bỏ qua sự tồn tại của các khả năng khác.

Còn một kiểu khác là những nhà đầu tư thật thà, họ tôn trọng tương lai, cho rằng mình không cách nào dự đoán được tương lai, ai cũng không thể dự đoán được tương lai.

Warren Buffett thuộc kiểu thứ hai, bản thân ông cũng là một người vô cùng yêu mến sự thành thực, ông từng nói "Người quản lý mà tôi lựa chọn phải là kiểu người mà tôi có thể tin tưởng gả con gái cho."

Đó là kiểu người như nào?

Tiêu chuẩn mà ông đặt ra đó là:

Nói lời thành thật

Làm người thật thà

Làm việc trung thực

Những nhà đầu tư thông minh, khi thành công, họ quy về năng lực dự đoán tương lai của mình, còn khi thất bại, họ lại đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi tại vận may.

Vì vậy, họ thường sẽ căn cứ vào kết quả của một hai lần đầu tư mà chia các nhà đầu tư ra làm người thắng và kẻ thua, cũng giống như Buffett khi đó bị người đời chê cười là ông lão lạc hậu không đầu tư vào công nghệ kỹ thuật.

Các nhà đầu tư trung thực, họ tin tưởng vào xác suất và theo đuổi kỳ vọng lợi nhuận trung bình. Họ trung thực làm hết sức mình để đạt được sự chắc chắn 100%. Kết quả đầu tư tiếp theo là tốt hay xấu, đối với họ mà nói phần lớn đều là số trời.

Họ biết rằng kĩ năng của mình nên được đánh giá dựa trên nhiều lần chứ thay vì dựa vào một kết quả nào đó, vì vậy họ sẽ không tự đánh bại mình trước một hoặc hai thất bại hoặc thậm chí là thất bại, họ cũng chấp nhận được kết quả bình bình mà sự đầu tư thận trọng của mình mang lại.

Tuy nhiên, họ luôn tin rằng sự xuất sắc trong đầu tư được đánh giá theo thời gian.

Tôi cho rằng những nhà đầu tư thông minh thường chỉ thông minh nhất thời, hồ đồ cả đời, còn những nhà đầu tư thật thà mới là những người chiến thắng cuối cùng.

Tôi khuyên mọi người, cứ thật thà làm một nhà đầu tư trung thực, thật thà thừa nhận rằng thế giới có sự bất ngờ và may mắn mà bạn không thể kiểm soát.

Bằng cách này, bạn sẽ có một sự hiểu biết mới về đầu tư và toàn bộ cuộc sống, và bạn có thể nhìn mọi thứ từ một quan điểm hoàn toàn khác.

Ít nhất, bạn sẽ hiểu ra rằng đời người dông dài, thăng lợi nhất thời không có nghĩa bạn là người chiến thắng cuối cùng, bạn sẽ không còn quá quan tâm đến được mất nhất thời, không ngưỡng mộ hay ghen tị những người phất lên sau một đêm.

Ít nhất, bạn sẽ hiểu ra rằng, đầu tư quan trọng nhất không phải là làm đúng mà là tránh làm sai, thế giới này đầy những sự ngẫu nhiên, người tính không bằng trời tính.

Ít nhất, bạn sẽ hiểu ra rằng, đời người giống như một vở kịch, mấu chốt không phải là rút lui khỏi vở kịch đó, vì vậy, sinh mệnh và tự do của con người là thứ quý báu nhất, bạn có thể cược bất cứ thứ gì trừ hai thứ này, dù cho tỷ lệ chiến thắng chiếm tới 99,99%, bởi lẽ 0.01 cũng có cơ hội trở thành 100%.

Ít nhất, bạn sẽ hiểu ra rằng đời người giống như chứng khoán, giống như đánh bạc, việc giữ vốn quan trọng như thế nào, nếu thua hết cả vốn, bạn sẽ chỉ có thể lựa chọn rời cuộc chơi, muốn lật lại ván cờ e rằng không còn cơ hội.

Hãy tin rằng, thời gian cuối cùng sẽ nói cho bạn biết, người thật thà mới là người thông minh nhất trên thế giới này.

Hãy tin rằng, đừng lo lắng khi người thông minh kiếm đi những đồng tiền từ bạn, thời gian mới là thứ vũ khí lợi hại nhất của bạn, hãy cứ là chính mình, rồi đợi thời gian giúp bạn kiếm lại số tiền đó.

Cuối cùng, tôi muốn nói với các bạn rằng, khi bạn ngừng đối xử với những người khác như những kẻ ngốc thì bạn đã thắng                                                            

Sưu tầm!