Công ty tôi có ký thử việc với một nhân viên trong thời hạn 2 tháng, tuy nhiên khi hết thời hạn thử việc bạn này không đạt yêu cầu, bên tôi tiếp tục ký hợp đồng thử việc với vị trí và công việc khác ? Như vậy có đúng luật không? Hợp đồng thử việc thì có phải đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân không?
Trả lời:
1. Hợp đồng thử việc
Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy khi kết thúc thời gian thử việc khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Ngoài ra khi thông báo kết quả về việc làm thử được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định :
Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử.
Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử.
Trường hợp công việc làm thử không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động, công ty yêu cầu bạn thử việc 02 tháng với một vị trí công việc khác thì như vậy là không trái với quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng thử việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại điều 13 và điều 17 của Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT,BHTN gồm :
- Người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng
- Người quản lý doanh nghiệp, ngươi quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Ngoài ra theo Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16/08/2017 quy định chỉ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.
Như vậy hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điều 2 Luật bản hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định
Như vậy mặc dù không phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đang thử việc nhưng công ty bạn vẫn có trách nhiệm trả thêm cùng lúc với kỳ lương cho nhân viên thử việc một khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với tỷ lệ 22% ( BHXH 18%,BHYT 3%,BHTN 1%).
3. Hợp đồng thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ?
Vì hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp này nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh. Cụ thể, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 quy định:
"Các tổ chức, cá nhân trả tiềncông, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động(theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân".
Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết ( theo mẫu 02/CK_TNCN ban hành kèm theo thông tư 92) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Nhưng cá nhân làm cam kết phải đăng ký mã số thuế và có MST tại thời điểm làm cam kết.
Khi công ty trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế đối với nhân viên thử việc ký hợp đồng dưới 3 tháng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (Theo mẫu 05-2BK-TNCN) và nộp cho cơ quan thuế.
3. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong thời gian thử việc là bao nhiêu ?
Trả lời:
Theo i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
"...i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết..."
Như vậy, việc công ty khấu trừ thuế của bạn 10% là vẫn đúng theo quy định của luật.
Nếu bạn chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của bạn sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì bạn có thể yêu cầu công ty làm cam kết không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho bạn.
* Thư viện pháp luật
0 comments:
Post a Comment