Followers

Thursday, December 23, 2021

Freelancer Có Phải Đóng Thuế TNCN Không - Có phải ký hợp đồng lao động? (Quy Định 2021)

Khi đã trở thành một freelancer, điều đầu tiên bạn cần phải làm là thực hiện một số thủ tục pháp lý 

1. Các thủ tục phải có trước khi khai thuế.

Muốn khai thuế, nộp thuế hay tra cứu một số thông tin liên quan mỗi cá nhân cần phải có mã số thuế của mình. Sau đây là các bước để đăng ký mã số thuế

Đầu tiên chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT
  • Bản sao không chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
  • Bản sao không chức thực chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn đến nộp tại Chi cục Thuế nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú.

Công chức Thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn, đóng dấu tiếp nhận, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, số tài liệu theo bảng kê và viết phiếu hẹn trả kết quả (không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).

Cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.

Bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thẻ mã số thuế cá nhân

2. Freelancer có phải đóng thuế

freelancer có phải đóng thuế được những hoạt động tự do quan tâm sau đây sẽ là các quy định về thuế thu nhập cá nhân freelancer.

Những người có phát sinh thu nhập từ công việc tự do này phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.Có 2 cách tính thuế như sau

  • Tổ chức, doanh nghiệp đó tiến hành khấu trừ thuế cho bạn, bạn chỉ phải nhận tiền cuối cùng sau khi đã được khấu trừ thuế.
  • Bạn nhận được toàn bộ tiền công, sau đó tự tính số thuế phải nộp để nộp cho Chi cục Thuế.

Cách tính thuế như sau:

  • Đối với Tổ chức, doanh nghiệp đó tiến hành khấu trừ thuế cho bạn, bạn chỉ phải nhận tiền cuối cùng sau khi đã được khấu trừ thuế

Khấu trừ 10% trên thu nhập. Sau đó, bạn yêu cầu phía khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế cho bạn để thực hiện quyết toán thuế vào cuối năm.

  • Đối với Bạn nhận được toàn bộ tiền công, sau đó tự tính số thuế phải nộp để nộp cho Chi cục Thuế

Tiền công này sau khi giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân bạn là 9 triệu đồng/tháng và người thân theo qui định của thuế -Tham khảo biểu thuế lũy tiến từng phần

Lưu ý trường hợp bạn nhận tiền công từ nước ngoài (khoản tiền kiều hối)

Bạn phải thực hiện kê khai thuế theo quý. Nếu thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã được tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài.

Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế nêu trên tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài.

Tỷ lệ phân bổ được xác định giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế

2. Làm việc Freelance có phải ký hợp đồng lao động?

Bản chất của freelancer là người được trả tiền để thực hiện các nhiệm vụ cho các chủ dự án/khách hàng, những người sử dụng lao động tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Nói nôm na, họ là những người bán các dịch vụ của mình cho người trả giá cao nhất và có thể làm việc cho nhiều người thuê cùng lúc.

Theo như bản chất của hình thức này thì làm việc Freelance là một hình thức làm việc không phải ký hợp đồng lao động với công ty. Tuy nhiên, giữa Freelancer và người sử dụng dịch vụ có thể ký kết Hợp đồng dịch vụ, theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Tuy nhiên, không phải lúc nào giữa Freelancer và người sử dụng dịch vụ đều có thể ký kết hợp đồng dịch vụ nêu trên.
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp được xem là hoạt động cung cấp dịch vụ của Cá nhân hoạt động thương mại, cụ thể như sau:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP cũng liệt kê ra các trường hợp không được kinh doanh dịch vụ của cá nhân như sau:

Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

Do đó, nếu cá nhân Freelancer kinh doanh các dịch vụ thuộc phạm vi cho phép và cá nhân đó không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh như trên thì được tiến hành cung cấp dịch vụ cho đơn vị khác và nhận tiền dịch vụ, thông qua Hợp đồng dịch vụ.

*Thư viện pháp luật

0 comments: