Followers

Sunday, February 20, 2022

Xác định đối tượng người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Tập đoàn Panasonic tại Việt nam là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 100% vốn Nhật Bản (có đơn vị chủ quản là Công ty TNHH Panasonic Việt Nam). Hiện tại, Tập đoàn chúng tôi có một số vướng mắc về việc thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 về Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

Căn cứ theo điều 2 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018, người nước ngoài thuyên chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, đơn vị chúng tôi có vướng mắc khi xác định đối tượng người nước ngoài là thuyên chuyển nội bộ.
 
Tập đoàn Panasonic là 1 tập đoàn đa quốc gia với nhiều công ty thành viên ở các nước trên thế giới, có trụ sở chính đặt tại Nhật Bản. Người lao động nước ngoài được phái cử sang các công ty Panasonic tại Việt Nam có thể từ trụ sở chính tại Nhật Bản hoặc từ một trong những công ty thành viên của tập đoàn Panasonic ở nước ngoài. Vậy, việc phái cử người nước ngoài từ các công ty Panasonic khác trong tập đoàn sang làm việc tại Việt Nam có được coi là thuyền chuyển nội bộ hay không? Kính mong Bộ Lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn xác định rõ các trường hợp thuyên chuyển nội bộ, để đơn vị chúng tôi có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 
Vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời doanh nghiệp như sau:
Trả lời thư kiến nghị ngày 18/01/2019 và công văn kiến nghị số 19/CVPV/2018JCCI ngày 19/11/2018 của quý Công ty về đề nghị làm rõ khái niệm "di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp" theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ để xác định đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau.
 
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì các đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam, bao gồm: “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.”
- Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã quy định: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi họ đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật; + Phải được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam phải là hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài;
- Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương đã quy định “hiện diện thương mại” quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bao gồm các hình thức: (i) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (ii) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; (iii) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. | Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật, đã được Tập đoàn Panasonic tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và sau đó được Tập đoàn điều chuyển sang làm việc tại các Công ty Panasonic ở Việt Nam thì người lao động nước ngoài đó mới được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và thuộc diện loại trừ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.
 Sưu tầm theo http://www.molisa.gov.vn/

Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài

Câu hỏi:

Em có trường hợp người lao động nước ngoài có việc đột xuất xin nghỉ dài ngày và về nước. Bên công ty muốn tiến hành giao kết tạm hoãn hợp đồng lao động và có điều khoản nếu người lao động nước ngoài không quay lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm hoãn thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Với cách sắp xếp này có những gì bên công ty cần lưu ý không ạ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019, các bên trong hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) được quyền thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, trong trường hợp người lao động nước ngoài của Công ty bạn xin nghỉ việc dài ngày thì Công ty và người lao động đó có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

 

Khi thỏa thuận tạm hoãn, Công ty bạn và người lao động phải ký văn bản thỏa thuận để thống nhất về thời gian tạm hoãn, lý do tạm hoãn, quyền, trách nhiệm và lợi ích của các bên cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn. Vì hiện nay, trong các văn bản pháp luật về lao động không quy định rõ nội dung và hình thức của văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, văn bản này được lập tùy vào thỏa thuận của Công ty bạn và người lao động; tuy nhiên, nên lưu ý những nội dung cơ bản nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp.

 

Sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, các trường hợp có thể xảy ra là:

 

(i)             Trong vòng 15 ngày nếu người lao động có mặt tại nơi làm việc thì Công ty bạn phải nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn; trường hợp không bố trí được công việc trong HĐLĐ đã giao kết thì các bên có thể thỏa thuận công việc mới hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ (Điều 31 Bộ luật lao động 2019).

 

Lưu ý: Nếu không nhận người lao động trở lại làm việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) Công ty bạn sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 - 07 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, Công ty bạn còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.


(ii)           Trong vòng 15 ngày nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc; đồng thời không thỏa thuận với Công ty bạn về thời điểm có mặt trễ hơn so với quy định thì Công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.

Hai lưu ý sau đây: 

(MN viết tắt NSDLĐ, NLĐ, HĐLĐ, BLLĐ...) 

1/ Lưu ý 1: NLĐ nước ngoài khác với NLĐ Việt Nam ở điểm quan trọng cần lưu ý là Giấy phép lao động vì:

a/ Thời hạn của HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động (theo Khoản 2 Điều 151 của BLLĐ 2019)

b/  Thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm (theo Điều 155 của BLLĐ 2019)

Do đó, khi tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ nước ngoài cần lưu ý về thời gian tạm hoãn HĐLĐ và thời gian NLĐ nước ngoài trở lại làm việc có còn trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép lao động không?

2/ Lưu ý 2:

Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.

MN có bảng so sánh Nghị định cũ và mới dưới đây về việc tạm hoãn HĐLĐ để ACE tiện tham khảo: 

Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Tại điểm b khoản 2 Điều 11

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Tại điểm b khoản 2 Điều 10

Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu hợp HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

[…] 

Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác;

[…]

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

bBuộc NSDLĐ nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó:

a/ Mức phạt tiền vi phạm hành chính đối với NSDLĐ tại NĐ 12/2022/NĐ-CP đều không thay đổi vẫn từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. 

b/ Tuy nhiên, nội dung quy định tại NĐ 12/2022/NĐ-CP cụ thể và rõ ràng hơn (phần MN ghi màu đỏ), đặc biệt phần nhấn mạnh tại Điểm b Khoản 2 “Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu HĐLĐ còn thời hạn,..”.

Điều này tương thích với [Lưu ý 1] của MN ở trên là cần lưu ý đến thời hạn của Giấy phép lao động của NLĐ nước ngoài với thời hạn của HĐLĐ. 

Sưu tầm!


Monday, January 17, 2022

Thuế mà trung tâm ngoại ngữ phải đóng hàng năm

Câu hỏi:

Thuế mà trung tâm ngoại ngữ phải đóng hàng năm là bao nhiêu?

Tôi có dự định mở trung tâm ngoại ngữ, tôi muốn được biết vài thông tin liên quan về nghĩa vụ thuế của trung tâm ngoại ngữ rất mong có thể được giải đáp:

–          Trung tâm của tôi sẽ phải chịu những trách nhiệm loại thuế gì

–          Thuế được tính dựa trên những căn cứ nào

–          Mức thuế đối với mỗi loại thế

Nếu trung tâm của tôi thuộc công ty hay thuộc cá nhân thì trách nhiệm thuế có gì thay đổi không, và cách nào sẽ có lợi hơn, tôi xin cảm ơn các luật sư.

Luật sư Tư vấn

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/03/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

  • Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2016
  • Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2016
  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

3./ Luật sư trả lời Thuế mà trung tâm ngoại ngữ phải đóng hàng năm

Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Đây là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể. Trong hoạt động của một trung tâm ngoại ngữ nói riêng (một doanh nghiệp kinh doanh nói chung), chủ thể phải nộp các loại thuế cơ bản sau:

-Thứ nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 3 Luât thuế thu nhập doanh nhiệp thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cúng là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ Điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

Mà thu nhập chịu thuế được tính bằng toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác.

Thuế suất để tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn tùy thuộc vào doanh thu của năm, thông thường, thuế suất là 20%.

-Thứ hai là lệ phí môn bài (thuế môn bài). Mức lệ phí này được xác định dựa theo vốn điều lệ/ vốn đầu tư của chính trung tâm ngoại ngữ.

Với vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm.

Với vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống, lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.

Trong trường hợp trung tâm mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

-Thứ ba là thuế giá trị gia tăng. Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Nộp lệ phí môn bài theo nhóm tổ chức không có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư là 1.000.000 đồng/năm theo hướng dẫn của Cục Thuế.

Giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng  được xác định đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

Thuế suất được áp dụng thường là 5%- 10%, tùy vào hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, với hoạt động giảng dạy ngoại ngữ thuần túy, trung tâm không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoạt động cụ thể của trung tâm, khu vực mà trung tâm hoạt động, trung tâm ngoại ngữ có thể được hưởng một số ueu đãi nhất định theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của trung tâm ngoại ngữ là trên tư cách cá nhân. Bạn có thể hiểu là cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ngoại ngữ vẫn là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Đây không phải là căn cứ để bạn được miễn/ không phải nộp các loại thuế trên (với lý do là cá nhân kinh doanh nên không thuộc dối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí môn bài).

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí môn bài. Kèm đó là nộp thuế giá trị gia tăng với một số hoạt động của trung tâm. Mức nộp còn tùy thuộc cụ thể vào phạm vi, quy mô, thu nhập từ hoạt động của trung tâm.

Dự kiến giảm thuế giá trị gia tăng xuống mức 8% từ tháng 2-2022

Dự kiến, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% sẽ được giảm 2%, xuống còn 8%.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo dự thảo nghị định, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất VAT 10% sẽ được giảm 2%, xuống còn 8%. Dự kiến, quy định này có hiệu lực từ ngày 1-2-2022 đến hết ngày 31-12-2022.

Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế VAT là: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, hóa chất và sản phẩm hóa chất; các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cũng theo dự thảo nghị định, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam…

Theo Bộ Tài chính, với chính sách trên, dự kiến thu ngân sách năm 2022 giảm khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng giảm thuế VAT là khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng.

Để bù đắp thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn cũng như chủ động trong dự toán ngân sách, Bộ Tài chính sẽ phối hợp các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách, hiện đại hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đồng thời, triển khai các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Tham gia BHXH cho người lao động nước ngoài

Thân gửi:

Về việc tham gia BHXH cho người lao động nước ngoài kể từ 1/1/2022. Quy định rằng, nếu NLĐ nước ngoài ký HĐLĐ từ 1 năm và có giấy phép lao động thì phải tham gia BHXH, tuy nhiên, do người lao động nước ngoài hiện đang làm việc tại công ty em theo hình thức thuyên chuyển nội bộ từ Công ty mẹ nên không có ký HĐLĐ tại Việt Nam, dù bên em có thực hiện đăng ký xin giấy phép lao động. Như vậy, trường hợp này em có phải tham gia đóng BHXH cho bác ấy không ạ. 

Nhờ các Anh/ Chị tư vấn giúp cho em ạ.

Trả lời: 

Đối với nội dung bạn quan tâm, mình trao đổi như sau:
1. Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

"a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;"

2. Khoản 1 điều 3  NĐ 11/2016/NĐ-CP 

"1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng."

3. Khoản 1 điều 3 NĐ 152/2020/NĐ-CP

"1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục."

NĐ 11/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi NĐ 152/2020/NĐ-CP, nội dung định nghĩa về di chuyển nội bộ gần như không có gì khác biệt (lưu ý thời gian 12 tháng liên tục)

Như vậy, nếu NLĐ thuộc diện di chuyển nội bộ thì khôg thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.


P/s: Người lao động nước ngoài sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc nếu trên Giấy phép lao động trong Mục “Hình thức làm việc ghi là: Di chuyển nội bộ hoặc Chuyên gia


Di chuyển nội bộ trong một số ngành dịch vụ mà Việt Nam có cam kết WTO thì được miễn GPLD nhưng phải làm thủ tục xin xác nhận miễn GPLD. Chỉ được miễn GPLD trong một số ngành nhất đinh chứ không áp dụng cho tất cả các lĩnh vực

Monday, January 3, 2022

QUI ĐỊNH VỀ CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ


Qui định về chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ: Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Có tính thuế TNCN? Chi phí có tính chất phúc lợi gồm những khoản nào: Như nghỉ mát, hiếu hỉ, học tập, đi lại ngày lễ tết và những khoản có tính chất phúc lợi khác?

1.    CHI PHÍ CÓ TÍNH CHẤT PHÚC LỢI GỒM NHỮNG KHOẢN NÀO?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC) qui định:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

-        Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động

-        Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị

-        Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo

-        Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau

-        Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập

-        Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động

-        Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (Trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 điều này)

-        Và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác 

2.    CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ THÌ CẦN GÌ?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC và thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC qui định:

ð Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp 

-        Việc xác định 01 tháng lương bình quân thưc tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) 12 tháng

-        Trường hợp DN hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương binh quan thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) số tháng thực tế hoạt động trong năm

·       Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo qui định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.)

·  

Ví dụ: Năm 2021 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương binh quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2021 như sau:

          = (12.000.000.000 đồng : 12 tháng)=1.000.000.000 đồng

Như vậy: Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ thì cần:

-        Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp (Trong đó qui định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng)

-        Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng ….(VD: Hợp đồng với cty du lịch về việc đi nghỉ mát)

-        Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát, đi học

-        Quyết định của Giám đốc (về việc đi nghỉ mát, đi học…), Quyết định phê duyệt kinh phí.

-        Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ như: Hóa đơn của cty du lịch, hóa đơn khách sạn, ăn uống, hóa đơn tiền học phí (nếu đi học), đi lại ngày lễ (phải có cuống vé, vé..) điều trị (phải có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án)

ð Nếu giá trị thanh toán ghi trên 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

3.    TIỀN PHÚC LỢI CÓ TÍNH THUẾ TNCN KHÔNG?

Theo khoản 2 Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 thông tư 92/2015/TT-BTC

“g/ Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1 Hỗ trợ người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo

g.1.1 Thân nhân NLĐ

g.1.2 Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ viện phí

g.1. 3 NLĐ lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan gửi cho người sử dụng lao động

g.6 Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NLĐ là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần. 

g.7 Khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam….

…..

Chi phúc lợi nếu chi riêng cho từng người phải khấu trừ thuế TNCN

Tại điểm đ, khoản 2, điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC qui đinh các khoản thu nhập chịu thuế

Đ 3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế

Chi nghỉ mát có tính thuế TNCN không?

Nếu khoản chi nghỉ mát có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cũng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nếu chứng từ chi tiền có ghi rõ đích danh cá nhân được thụ hưởng thì phải khấu trừ thuế TNCN, ngược lại, nếu chi chung cho tập thể thì được miễn khấu trừ thuế.