Followers

Monday, December 27, 2021

Công ty hỗ trợ cho con NLĐ chữa bệnh có tính thuế TNCN không?

Cho em hỏi, con em mắc bệnh hiểm nghèo nên được công ty hỗ trợ cho 5 triệu để chữa bệnh. Không biết tiền này có bị tính vào thuế TNCN không ạ?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định như sau:

...

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

Như vậy, trường hợp con bị mắc bệnh hiểm nghèo mà được công ty hỗ trợ tiền để khám chữa bệnh thì sẽ không bị tính thuế TNCN. Tuy nhiên, phải đảm bảo quy định sau:

- Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

- Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

Trân trọng!

***Theo thư viện pháp luật

CÁCH TÍNH THUẾ TNCN- QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN CÓ 2 NƠI THU NHẬP

Cá nhân có thu nhập 2 nơi tính thuế TNCN như thế nào? Cách tính thuế TNCN 2 nơi? Hướng dẫn quyết toán Thuế TNCN có 2 nơi thu nhập? Thu nhập 2 nơi đóng bảo hiểm như thế nào?

I/ CÁCH TÍNH THUẾ TNCN LÀM VIỆC 2 NƠI

Căn cứ theo khoản 1 điều 25 thông tư 111/2013/TT-BTC qui định về khấu trừ thuế TNCN:

1.    Khấu trừ thuế

-        Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

·       Thu nhập từ tiền lương, tiền công

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tố chức cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi

·        Các trường hợp khác:

+ Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên: Phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả.

+ Cá nhân có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên nhưng ước tính tổng thu nhập sau giảm trừ gia cảnh chưa đến mức thu nhập nộp thuế: Cá nhân làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập có căn cứ tạm thời chưa thực hiện khấu trừ thuế TNCN

 

Như vậy:

-        Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần

-        Cá nhân có thu nhập nhiều nơi trong đó có nơi ký dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán, cộng tác viên…) mà (mức lương từ 2 triệu /lần/hoặc tháng trở lên) thì phải khấu trừ thuế 10% (Không được làm cam kết vì có thu

nhập 2 nơi)

II/ TÍNH GIẢM TRỪ CHO BẢN THÂN VÀ NGƯỜI PHỤ THUỘC

Theo khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC qui định về việc giảm trừ gia cảnh

-        Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

-        Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi người phụ thuộc 1 lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký NPT lần đầu theo hướng dẫn tại h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, điều này.

Như vậy:

-        Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi

-        Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty muốn giảm trừ

III/ QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN CÓ 2 NƠI THU NHẬP

Theo Công văn 801/TCT-TNCN ngày 02/03/2016 của Tổng cục thuế

-        Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân ủy quyền.

-        Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm thì không phải khai quyết toán thuế TNCN

Như vậy:

Nếu công ty bạn trả lương cho ai thì phải quyết toán thuế TNCN cho họ (dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế). Tức là quyết toán phần tiền lương, tiền công mà công ty bạn trả cho nhân viên đó.

-        Không trả lương cho bất kì ai thì không phải quyết toán

****** Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại 1 đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN

Công văn số 3556/TCT-DNNCN ngày 17/09/2021 của Tổng cục thuế

“… theo đó, cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại 1 đơn vị đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng, nếu chưa được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% => Thì không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho cơ quan chi trả mà phải tự khai quyết toán thuế TNCN đối với cả phần thu nhập này.

IV/ CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP 2 NƠI ĐÓNG BHXH NHƯ THẾ NÀO

Căn cứ theo qui định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH

1.    Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hơp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy:

-        Đóng BHXH, BHTN tại nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên

-        Đóng BHYT tại nơi ký hợp đồng lao động có mức lương cao nhất

Friday, December 24, 2021

Người nộp thuế tự cam kết về thu nhập của người phụ thuộc

Người nộp thuế tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người phụ thuộc không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không quá 1 triệu đồng.

Bà Hà Thị Mơ (Hà Nội) muốn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là bố (ngoài 60 tuổi) và mẹ (ngoài 55 tuổi). Công ty yêu cầu phải có giấy xác nhận thu nhập của bố, mẹ bà không quá 1.000.000 đồng thì mới được đăng ký.

Bà Mơ làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xác nhận thì bị từ chối với lý do không thể kiểm soát được thu nhập để xác nhận.

Bà Mơ hỏi, bà có cần nộp giấy xác nhận về thu nhập của bố, mẹ bà khi làm giảm trừ gia cảnh hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận được nội dung này?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP về giảm trừ gia cảnh:

 

“Điều 9. Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh

Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế TNCN; Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:

... d) Người phụ thuộc bao gồm:

… d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1, Điều này…

đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, Điểm d, Khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

… đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

… g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân.

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp bà Mơ có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ; cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi… ngoài độ tuổi lao động và có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 (một) triệu đồng thì Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc gồm:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân;

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu);

- Giấy khai sinh theo quy định tại Điểm g3, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Người nộp thuế tự cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người phụ thuộc không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không quá 1 (một) triệu đồng.

Nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.

Chinhphu.vn

Mức max đóng cho đóng lunch allowance và phone allowance

Dear anh chị,

Em muốn hỏi liệu có quy định mức đóng tối đa v/v đóng phụ cấp ăn trưa và phụ cấp điện thoại không ạ.


Trả lời:

Cơ sở pháp lý gồm:

1.Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính

- Điều 4, khoản 2, về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

- Điều 4, khoản 1, về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN;


        2. Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính

- Điều 2, khoản 2, mục g5, về điều kiện để khoản tiền ăn giữa ca/ăn trưa không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

- Điều 2, khoản 2, mục đ4, về điều kiện để phần khoán chi điện thoại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN;

        3. Thông tư 26/2016 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Điều 22, khoản            4, về mức tối đa của tiền ăn giữa ca cho người lao động.

 

Theo các quy định trên:


Về mặt thuế TNDN, các quy định hiện hành không xác định mức tối đa để các khoản phụ cấp tiền ăn và điện thoại được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


Về mặt thuế TNCN:

o   Nếu công ty tổ chức bữa ăn theo cách trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên, thì công ty và nhân viên không phải băn khoăn mức tối đa bao nhiêu không chịu thuế TNCN.


o   Nếu công ty chi tiền ăn, thì phải tham khảo hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH về mức tối đa của tiền ăn giữa ca, theo quy định hiện hành thì hướng dẫn này của Bộ LĐTB-XH được dùng làm căn cứ để xác định mức tiền ăn không chịu thuế TNCN.


Trường hợp công ty chi tiền ăn cao hơn mức tối đa này, dĩ nhiên nhân viên càng vui và luật không cấm, nhưng phần vượt mức sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Chẳng hạn, mức tối đa theo quy định hiện nay là 730,000 đồng/người/tháng. (Mức này tính ra chỉ đủ cho bữa ăn cỡ 30K; không dễ tìm được bữa ăn đủ chất lượng với giá đó, nếu làm việc tại các quận trung tâm trong thành phố.)


Về phụ cấp tiền ăn, do việc tính thuế TNCN có căn cứ vào hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH như nói trên, nhiều công ty hiện nay không thực hiện việc chi trả dưới dạng phụ cấp, mà thực hiện 1 trong 3 cách sau đây, theo đó nhân viên sẽ hoàn toàn không phải chịu thuế từ tiền ăn dù có vượt mức quy định:

(a)   Công ty tổ chức nấu ăn cho nhân viên (đối với những nơi nào có bếp và phòng ăn phù hợp; không nhiều doanh nghiệp có điều kiện này);

(b)   Công ty đặt suất ăn giao đến cho nhân viên (nhiều công ty thích chọn cách này nếu họ chọn được vendor đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng về bữa ăn và dịch vụ khách hàng tốt; cách này tiết kiệm thời gian hàng ngày cho nhân viên vì cứ đúng giờ là có cơm giao đến);

(c)   Công ty phát phiếu ăn cho nhân viên, ví dụ Sodexo Meal Pass/ Mobile Meal Pass (cách này khá khỏe cho HR/Admin vì bớt được việc đặt cơm hàng ngày và check Bảng kê chi tiết để làm đề nghị thanh toán theo định kỳ).


Trích Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính:

 

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau"...

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.…”

Trích Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính:

 

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: 

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

…” 

Trích Thông tư 26/2016 của Bộ LĐTB-XH:

“Điều 22. Hiệu lực thi hành

4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

…”

Thursday, December 23, 2021

Công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng cho toàn bộ người lao động

Câu hỏi: Liên quan đến nội dung quy định trong luật lao động về công khai thông tin thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng, mình gửi câu hỏi này lên diễn đàn với mong muốn nhận được chia sẻ của các anh chị cũng như tổ tư vấn về thực tiễn áp dụng quy định này của luật.


Hiện công ty mình thực hiện chế độ trả lương/thưởng kín, vì vậy mình khá băn khoăn vì chưa có phương án tối ưu nào vừa đảm bảo tuân thủ luật vừa đảm bảo quy định nội bộ của công ty về bảo mật thông tin.

Rất mong nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của tất cả các anh chị và tổ tư vấn.

Trân trọng, 

Trả lời:

A/ Căn cứ pháp lý

(MN: viết tắt BLLĐ, HĐLĐ, NSDLĐ, NLĐ…)

1/ Quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Trước tiên, MN có bảng so sánh giữa BLLĐ 2012 và BLLĐ mới 2019 như sau:

BLLĐ mới 2019

BLLĐ 2012 hiện hành

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. NSDLĐ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ.

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

 

3. NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động NSDLĐ phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.

Từ bảng so sánh trên thì:

(i)  BLLĐ 2012 và BLLĐ mới 2019 cho đến nay đều không thay đổi quy định là NSDLĐ phải công bố công khai thang lương, bảng lương và định mức lao động tại nơi làm việc trước khi thực hiện. 

(ii) Chỉ có điểm thay đổi là kể từ ngày 01/01/2021 thì BLLĐ mới 2019 không còn yêu cầu NSDLĐ phải gửi Thang lương, bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động như quy định trước đây tại BLLĐ 2012.

2/ Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền lương

Hiện nay Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH…..(thay thế cho NĐ 88/2015/NĐ-CP và NĐ 95/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành) vẫn giữ quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động tại Điều 16.1.a.như sau: 

“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;”


B/ Áp dụng thực tiễn tại các doanh nghiệp

1/ Từ 02 căn cứ pháp lý đã trình bày trên, theo ý kiến cá nhân của MN thì pháp luật lao động đã khẳng định rõ là NSDLĐ phải công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động và quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, nếu không thì NSDLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; nên về mặt nguyên tắc thì NSDLĐ bắt buộc phải tuân thủ.

2/ Khác với việc “thông báo” Nội quy lao động đến toàn thể NLĐ (tương tự như hình thức “công bố công khai”) được quy định tại Điều 119.4 của BLLĐ 2012 và sau này là Điều 118.4 của BLLĐ mới 2019 đều có nội dung không thay đổi là “4. Nội quy lao động phải được thông báo đến NLĐ và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.” có phần dễ thực hiện.

Tuy nhiên việc công bố công khai Thang lương, bảng lương….về thực tiễn sẽ không đơn giản như việc “thông báo” Nội quy lao động như trên vì Thang lương, bảng lương có liên quan nhiều đến các yếu tố “bảo mật thông tin” của doanh nghiệp.

3/ Không chỉ riêng bạn Lâm Trần mà các AC làm công tác nhân sự (HR) đều rất băn khoăn trong việc thực hiện. MN có lấy ý kiến từ một số ACE HR về việc áp dụng thực tiễn tại doanh nghiệp nên MN nêu ra đây để AC tham khảo:

a/ Nhóm 1 - đối với  Công ty nước ngoài (MNC):

Một số các Công ty nước ngoài (MNC) hiện không công bố công khai cho toàn thể NLĐ “Thang lương, bảng lương…” vì đây là quy định bảo mật của Công ty và Tập đoàn mà chỉ công bố công khai “Quy chế lương, thưởng” thông qua các Quy chế nội bộ.

b/ Nhóm 2 - đối với Công ty trong nước

Một số Công ty có công bố công khai cho toàn thể NLĐ “Thang lương, bảng lương…” nhưng theo mẫu Thang lương, bảng lương mà nhà nước quy định (như Thang lương, bảng lương phải có số bậc và khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5% theo quy định tại Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương của Nghị định 49/2013/NĐ-CP về tiền lương).

Một số Công ty chỉ phổ biến trong giới hạn Thang lương, bảng lương cho các Trưởng bộ phận mà thôi, và các Trưởng bộ phận sau đó sẽ có trách nhiệm phổ biến cho nhân viên thuộc phòng ban mình quản lý.

Vì vậy MN vẫn chưa thể tư vấn thấu đáo giải pháp tối ưu cho vấn đề của bạn. Đây là vấn đề hay nhưng cũng “khá khó” cho HR về mặt thực hiện nên MN mong nhận thêm các chia sẻ thực tiễn của các ACE nhằm giúp HR mình vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động vừa đảm bảo quy định nội bộ của Công ty về bảo mật thông tin.

Quy trình thủ tục xin nhập cảnh cho Nhà Quản lý và Chuyên Gia vào Việt Nam làm việc

Bước 1: Bạn xin công văn chấp thuận của UBND Tỉnh (Nơi công ty bạn có trụ sở/ văn phòng đại diện) cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam .

Bước 2: Sau khi có công văn chấp thuận của UBND Tỉnh ---> Xin công văn chấp thuận của Sở y tế lần 1

Bước 3: Xin nhập cảnh tại Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an

Bước 4: Trình công văn xin nhập cảnh và phương án cách ly cho các cơ quan sau:
- Sở Y tế lần 2
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh...
- Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Tp. HCM (nếu nơi nhập cảnh tại Tân Sơn Nhất)

Lưu ý:
-  Khi làm bước 4 bạn phải khai báo phương án cách ly với  các thông tin chi tiết về vé máy bay, phòng khách sạn nơi cách ly 14 ngày cho chuyên gia khi vào nhập cảnh và tài xế, xe sẽ đón chuyên gia tại sân bay. Bước 4 mình làm qua dịch vụ vì hiện nay không có chuyến bay thẳng từ Malaysia qua và bên mình book luôn dịch vụ khách sạn cách ly. Hiện nay, có 02 đơn vị có dịch vụ này là Vietravel và Saco.

- Nếu chuyên gia đến từ Malaysia thì công ty cần xin xuất cảnh cho chuyên gia đó vì Malaysia đang bị giãn cách xã hội. 

- Chuyên gia phải test Covid-SARS2 và có kết quả âm tính trước 3 - 5 ngày xuất cảnh vào Việt Nam.