Dear anh chị,
Trả lời:
Cơ sở pháp lý gồm:
1.Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính
- Điều 4, khoản 2, về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Điều 4, khoản 1, về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN;
2. Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính
- Điều 2, khoản 2, mục g5, về điều kiện để khoản tiền ăn giữa ca/ăn trưa không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Điều 2, khoản 2, mục đ4, về điều kiện để phần khoán chi điện thoại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN;
3. Thông tư 26/2016 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Điều 22, khoản 4, về mức tối đa của tiền ăn giữa ca cho người lao động.
Theo các quy định trên:
Về mặt thuế TNDN, các quy định hiện hành không xác định mức tối đa để các khoản phụ cấp tiền ăn và điện thoại được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Về mặt thuế TNCN:
o Nếu công ty tổ chức bữa ăn theo cách trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên, thì công ty và nhân viên không phải băn khoăn mức tối đa bao nhiêu không chịu thuế TNCN.
o Nếu công ty chi tiền ăn, thì phải tham khảo hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH về mức tối đa của tiền ăn giữa ca, theo quy định hiện hành thì hướng dẫn này của Bộ LĐTB-XH được dùng làm căn cứ để xác định mức tiền ăn không chịu thuế TNCN.
Trường hợp công ty chi tiền ăn cao hơn mức tối đa này, dĩ nhiên nhân viên càng vui và luật không cấm, nhưng phần vượt mức sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Chẳng hạn, mức tối đa theo quy định hiện nay là 730,000 đồng/người/tháng. (Mức này tính ra chỉ đủ cho bữa ăn cỡ 30K; không dễ tìm được bữa ăn đủ chất lượng với giá đó, nếu làm việc tại các quận trung tâm trong thành phố.)
Về phụ cấp tiền ăn, do việc tính thuế TNCN có căn cứ vào hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH như nói trên, nhiều công ty hiện nay không thực hiện việc chi trả dưới dạng phụ cấp, mà thực hiện 1 trong 3 cách sau đây, theo đó nhân viên sẽ hoàn toàn không phải chịu thuế từ tiền ăn dù có vượt mức quy định:
(a) Công ty tổ chức nấu ăn cho nhân viên (đối với những nơi nào có bếp và phòng ăn phù hợp; không nhiều doanh nghiệp có điều kiện này);
(b) Công ty đặt suất ăn giao đến cho nhân viên (nhiều công ty thích chọn cách này nếu họ chọn được vendor đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng về bữa ăn và dịch vụ khách hàng tốt; cách này tiết kiệm thời gian hàng ngày cho nhân viên vì cứ đúng giờ là có cơm giao đến);
(c) Công ty phát phiếu ăn cho nhân viên, ví dụ Sodexo Meal Pass/ Mobile Meal Pass (cách này khá khỏe cho HR/Admin vì bớt được việc đặt cơm hàng ngày và check Bảng kê chi tiết để làm đề nghị thanh toán theo định kỳ).
Trích Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau"...
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.…”
Trích Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
…g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
…g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
…”
Trích Thông tư 26/2016 của Bộ LĐTB-XH:
“Điều 22. Hiệu lực thi hành
…
4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
…”
0 comments:
Post a Comment