Câu hỏi:
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019, các bên trong hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) được quyền thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, trong trường hợp người lao động nước ngoài của Công ty bạn xin nghỉ việc dài ngày thì Công ty và người lao động đó có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
Khi thỏa thuận tạm hoãn, Công ty bạn và người lao động phải ký văn bản thỏa thuận để thống nhất về thời gian tạm hoãn, lý do tạm hoãn, quyền, trách nhiệm và lợi ích của các bên cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn. Vì hiện nay, trong các văn bản pháp luật về lao động không quy định rõ nội dung và hình thức của văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, văn bản này được lập tùy vào thỏa thuận của Công ty bạn và người lao động; tuy nhiên, nên lưu ý những nội dung cơ bản nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp.
Sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, các trường hợp có thể xảy ra là:
(i) Trong vòng 15 ngày nếu người lao động có mặt tại nơi làm việc thì Công ty bạn phải nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn; trường hợp không bố trí được công việc trong HĐLĐ đã giao kết thì các bên có thể thỏa thuận công việc mới hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ (Điều 31 Bộ luật lao động 2019).
Lưu ý: Nếu không nhận người lao động trở lại làm việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) Công ty bạn sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 - 07 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, Công ty bạn còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.
(ii) Trong vòng 15 ngày nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc; đồng thời không thỏa thuận với Công ty bạn về thời điểm có mặt trễ hơn so với quy định thì Công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.
Hai lưu ý sau đây:
(MN viết tắt NSDLĐ, NLĐ, HĐLĐ, BLLĐ...)
1/ Lưu ý 1: NLĐ nước ngoài khác với NLĐ Việt Nam ở điểm quan trọng cần lưu ý là Giấy phép lao động vì:
a/ Thời hạn của HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động (theo Khoản 2 Điều 151 của BLLĐ 2019)
b/ Thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm (theo Điều 155 của BLLĐ 2019)
Do đó, khi tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ nước ngoài cần lưu ý về thời gian tạm hoãn HĐLĐ và thời gian NLĐ nước ngoài trở lại làm việc có còn trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép lao động không?
2/ Lưu ý 2:
Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.
MN có bảng so sánh Nghị định cũ và mới dưới đây về việc tạm hoãn HĐLĐ để ACE tiện tham khảo:
Nghị định 12/2022/NĐ-CP Tại điểm b khoản 2 Điều 11 | Nghị định 28/2020/NĐ-CP Tại điểm b khoản 2 Điều 10 |
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu hợp HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; […] | Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác; […] |
5. Biện pháp khắc phục hậu quả b) Buộc NSDLĐ nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; | 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. |
Theo đó:
a/ Mức phạt tiền vi phạm hành chính đối với NSDLĐ tại NĐ 12/2022/NĐ-CP đều không thay đổi vẫn từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
b/ Tuy nhiên, nội dung quy định tại NĐ 12/2022/NĐ-CP cụ thể và rõ ràng hơn (phần MN ghi màu đỏ), đặc biệt phần nhấn mạnh tại Điểm b Khoản 2 “Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu HĐLĐ còn thời hạn,..”.