Followers

Monday, December 24, 2018

7 điều sếp luôn âm thầm theo dõi, nhân viên chớ dại chủ quan

1) Bạn có thể đi làm sớm đến mức nào?
Bạn đến chỗ làm vào lúc 8 giờ, hay 9-10 giờ? Môi trường làm việc khác nhau thì yêu cầu giờ làm việc khác nhau. Nhưng ngày nào cũng đi muộn, dù chỉ 5-10 phút thì lại là cả vấn đề. Để đạt điểm cao trong mắt sếp, bạn nên tự giác khiến bản thân đến chỗ làm sớm nhất có thể, 5-10 phút trước khi vào giờ chẳng hạn.

2) Và bạn có thể hết mình vì công việc đến mấy giờ?
Đi sớm về muộn có lẽ là điều mà các sếp luôn mong chờ ở nhân viên của mình khi tuyển dụng. Nhưng không cần lúc nào cũng phải tỏ ra quá say mê công việc như vậy. Bạn nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc. Một tip nhỏ là bạn nên cố ở lại muộn một chút vào ngày thứ 6, cố không tỏ ra quá háo hức cho dịp cuối tuần.


                        Ngày nào cũng đi muộn, dù chỉ 5-10 phút là cả vấn đề.

Sếp sẽ không hài lòng với những nhân viên chuyên đi muộn về sớm

3) Quần áo bạn mặc có phù hợp với môi trường làm việc?

Mỗi công việc chỗ làm sẽ có một dress code nhất định. Có nơi sẽ khá thoải mái trong việc ăn mặc, nhiều nơi lại yêu cầu nhân viên chỉ được mặc sơ mi trắng vest đen với quần âu, tất nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố công việc. Để đơn giản hóa, hãy lựa chọn trang phục lịch sự và tuân thủ đúng quy định của nơi bạn làm việc. Do đó quá nổi bật và khác biệt với đám đông không phải là việc nên làm khi đi làm đâu nhé.

Lựa chọn trang phục phù hợp giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp

4) Hạn chế sử dụng điện thoại hay mạng xã hội trong giờ làm

Ngồi trong phòng làm việc kì cạch gõ máy tính chăm chỉ, nhưng thực ra lại đang online Facebook, lướt web… Bạn làm rất lén lút và nghĩ sẽ không ai biết đâu nhưng đừng đắc ý vội. Boss là người không gì không biết mà sẽ chẳng bao giờ mảy may để lộ ra. Nên là hãy tự giác để xa điện thoại khi làm việc nhé.

Smartphone không phù hợp để sử dụng trong giờ làm việc

5) Lời ăn tiếng nói của bạn.

Đi làm sẽ khó tránh khỏi những lúc tranh luận và cãi vã. Những lúc như vậy dù có bực bội đến mấy cũng đừng "bùng nổ" với đồng nghiệp của mình, dù là trong hay ngoài văn phòng. Tiếng xấu thì đồn xa, bạn biết đó. Một nhà tuyển dụng khôn ngoan chắc chắn sẽ muốn có một nhân viên biết kiềm chế cảm xúc trước mọi tình huống.

6) Bạn có thật sự hòa đồng như những gì bạn đang thể hiện?

Việc thích ứng với một môi trường làm việc hay học tập mới ngay lập tức là điều không thể. Nhưng ít nhất bạn có thể biểu hiện là bản thân đang cố gắng để tìm hiểu và kết thân với mọi người. Hãy tham gia tích cực các sự kiện của công ty, các buổi "nhậu nhẹt" hay "tám chuyện" sau giờ làm việc. Và một khi đã hòa mình được với mọi người rồi thì hãy cố gắng duy trì các mối quan hệ. Một người sếp tốt luôn mong muốn tất cả nhân viên của mình có thể hợp tác vui vẻ với nhau.

Hãy tham gia tích cực các sự kiện của công ty để tạo dựng và 

duy trì mối quan hệ tốt với mọi người

7) Cách bạn sắp xếp thời gian trong công việc.

Điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém. Bạn có phải là một người năng suất trong công việc mà thời gian làm việc vẫn hợp lý? Sau tất cả, công việc vẫn là trên hết. Bạn nên đặt các deadline lên hàng đầu, tuyệt đối đừng để phút chót mới bắt đầu giải quyết, và sếp sẽ có cái nhìn tích cực về bạn nếu có thể hoàn thành mọi thứ trước deadline.

Sưu tầm!

0 comments: