Followers

Monday, February 21, 2022

Làm gì khi đóng đủ năm BHXH để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu?

Nếu người lao động đã đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nói trên mà chưa đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có thể lựa chọn một trong hai phương án.


Để được hưởng lương hưu , theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc phải có đủ số năm đóng BHXH đồng thời đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Về tuổi hưu

- Khoản 2 Điều 169 quy định, kể từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2021 sẽ được tăng theo lộ trình. Theo đó, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Bên cạnh đó, Điều này cũng quy định một số trường hợp đặc biệt được nghỉ hưu trước không quá 5 năm so với độ tuổi nói trên.

- Khoản 3 Điều 169 quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Khoản 4 Điều 169 quy định Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Về số năm đóng BHXH

Điều 54, Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa bởi điểm a khoản 1 Điều 219 BLLĐ năm 2019, hầu hết người lao động phải tham gia BHXH từ 20 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Quy định này áp dụng cho cả những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại,… và người bị suy giảm khả năng lao động.

Riêng trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu chỉ cần có từ đủ 15 năm - dưới 20 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu

Nếu người lao động đã đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nói trên mà chưa đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có thể lựa chọn một trong hai phương án: bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đủ điều kiện.

Bảo lưu thời gian đóng BHXH

Theo Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, có 2 trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Điều 61 quy định người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Sưu tầm theo chính sách BHXH

Đóng đủ 20 năm BHXH sau đó dừng chờ nghỉ hưu, người lao động nhận được trợ cấp gì?

Người lao động nếu đã đóng đủ 20 năm BHXH và chờ đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng các quyền lợi dưới đây


1. Trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc đúng luật, người lao động sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc.

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi thôi việc

Trong đó: Thời gian tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) - Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

Ngoài ra, tiền lương để tính trợ cấp = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

2. Trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức trợ cấp thất nghiệp/tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

Trong đó, thời gian được hưởng trợ cấp được tính bằng thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, nếu đóng đủ 12 - 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng 03 tháng trợ cấp.

Còn nếu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp lâu hơn thì cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp người lao động được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp. Thời gian tối đa được nhận bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng.

3. Lương hưu hàng tháng khi đủ tuổi

Khi đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hàng tháng.

Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2015, mức hưởng lương hưu của người lao động được tính theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/ thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55% còn lao động nam sẽ được hưởng 45%.

Nếu chỉ có 20 năm đóng BHXH thì mức hưởng hàng tháng khi nhận lương hưu sẽ khá thấp. Nếu đóng đủ và trên 20 năm, cứ mỗi năm đóng thêm người lao động sẽ được nhận lương hưu thêm 2%. Mức hưởng tối đa đối với cả lao động nam và lao động nữ là 75%.

Sưu tầm theo chính sách BHXH

Sunday, February 20, 2022

Đóng bảo hiểm xã hội 17 năm có đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Luật sư cho hỏi về điều kiện nghỉ hưu như sau: Bố tôi sinh năm 19xx hiện là giáo viên, đóng bảo hiểm được 17 năm, đến năm sau là nghỉ hưu. Vậy bố tôi được hưởng lương hưu hay không? Hay phải đóng thêm bao nhiêu năm nữa? và phải đóng mỗi năm bao nhiêu tiền? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Do đó, để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện nay bố bạn phải đáp ứng được hai điều kiện:

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trên 20 năm;

+ Đáp ứng được điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại thời điểm năm 2021 là 60 tuổi 3 tháng.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bố bạn, đã có 17 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, để được hưởng lương hưu bố bạn phải đóng thêm ít nhất 3 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, tham giam bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng được quy định như sau:

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, mức đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng. Còn mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng.

Về phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

+) Đóng hằng tháng;

+) Đóng 03 tháng một lần;

+) Đóng 06 tháng một lần;

+) Đóng 12 tháng một lần;

+) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

+) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Do đó, đối chiếu với trường hợp bố của bạn, bố của bạn có thể đóng theo phương thức đóng một lần cho 03 năm còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định.

https://luatminhgia.com.vn/

Nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 20 năm BHXH nhận lương hưu bao nhiêu?

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019  quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.

Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2022 đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng lương hưu bằng 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn lương hưu của lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022 được tính như sau:

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Do đó, lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022, đóng đủ 20 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 55% tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối tượng nào nghỉ hưu năm 2022 được hưởng lương hưu tối đa?

Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa:

Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa= (Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15

Như vậy, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc, nhưng về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Xác định đối tượng người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Tập đoàn Panasonic tại Việt nam là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 100% vốn Nhật Bản (có đơn vị chủ quản là Công ty TNHH Panasonic Việt Nam). Hiện tại, Tập đoàn chúng tôi có một số vướng mắc về việc thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 về Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

Căn cứ theo điều 2 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018, người nước ngoài thuyên chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, đơn vị chúng tôi có vướng mắc khi xác định đối tượng người nước ngoài là thuyên chuyển nội bộ.
 
Tập đoàn Panasonic là 1 tập đoàn đa quốc gia với nhiều công ty thành viên ở các nước trên thế giới, có trụ sở chính đặt tại Nhật Bản. Người lao động nước ngoài được phái cử sang các công ty Panasonic tại Việt Nam có thể từ trụ sở chính tại Nhật Bản hoặc từ một trong những công ty thành viên của tập đoàn Panasonic ở nước ngoài. Vậy, việc phái cử người nước ngoài từ các công ty Panasonic khác trong tập đoàn sang làm việc tại Việt Nam có được coi là thuyền chuyển nội bộ hay không? Kính mong Bộ Lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn xác định rõ các trường hợp thuyên chuyển nội bộ, để đơn vị chúng tôi có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 
Vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời doanh nghiệp như sau:
Trả lời thư kiến nghị ngày 18/01/2019 và công văn kiến nghị số 19/CVPV/2018JCCI ngày 19/11/2018 của quý Công ty về đề nghị làm rõ khái niệm "di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp" theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ để xác định đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau.
 
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì các đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam, bao gồm: “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.”
- Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã quy định: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi họ đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật; + Phải được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam phải là hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài;
- Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương đã quy định “hiện diện thương mại” quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bao gồm các hình thức: (i) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (ii) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; (iii) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. | Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật, đã được Tập đoàn Panasonic tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và sau đó được Tập đoàn điều chuyển sang làm việc tại các Công ty Panasonic ở Việt Nam thì người lao động nước ngoài đó mới được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và thuộc diện loại trừ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.
 Sưu tầm theo http://www.molisa.gov.vn/

Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài

Câu hỏi:

Em có trường hợp người lao động nước ngoài có việc đột xuất xin nghỉ dài ngày và về nước. Bên công ty muốn tiến hành giao kết tạm hoãn hợp đồng lao động và có điều khoản nếu người lao động nước ngoài không quay lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm hoãn thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Với cách sắp xếp này có những gì bên công ty cần lưu ý không ạ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019, các bên trong hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) được quyền thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, trong trường hợp người lao động nước ngoài của Công ty bạn xin nghỉ việc dài ngày thì Công ty và người lao động đó có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

 

Khi thỏa thuận tạm hoãn, Công ty bạn và người lao động phải ký văn bản thỏa thuận để thống nhất về thời gian tạm hoãn, lý do tạm hoãn, quyền, trách nhiệm và lợi ích của các bên cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn. Vì hiện nay, trong các văn bản pháp luật về lao động không quy định rõ nội dung và hình thức của văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Do đó, văn bản này được lập tùy vào thỏa thuận của Công ty bạn và người lao động; tuy nhiên, nên lưu ý những nội dung cơ bản nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp.

 

Sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, các trường hợp có thể xảy ra là:

 

(i)             Trong vòng 15 ngày nếu người lao động có mặt tại nơi làm việc thì Công ty bạn phải nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn; trường hợp không bố trí được công việc trong HĐLĐ đã giao kết thì các bên có thể thỏa thuận công việc mới hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ (Điều 31 Bộ luật lao động 2019).

 

Lưu ý: Nếu không nhận người lao động trở lại làm việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) Công ty bạn sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 - 07 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, Công ty bạn còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.


(ii)           Trong vòng 15 ngày nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc; đồng thời không thỏa thuận với Công ty bạn về thời điểm có mặt trễ hơn so với quy định thì Công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.

Hai lưu ý sau đây: 

(MN viết tắt NSDLĐ, NLĐ, HĐLĐ, BLLĐ...) 

1/ Lưu ý 1: NLĐ nước ngoài khác với NLĐ Việt Nam ở điểm quan trọng cần lưu ý là Giấy phép lao động vì:

a/ Thời hạn của HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động (theo Khoản 2 Điều 151 của BLLĐ 2019)

b/  Thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm (theo Điều 155 của BLLĐ 2019)

Do đó, khi tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ nước ngoài cần lưu ý về thời gian tạm hoãn HĐLĐ và thời gian NLĐ nước ngoài trở lại làm việc có còn trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép lao động không?

2/ Lưu ý 2:

Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.

MN có bảng so sánh Nghị định cũ và mới dưới đây về việc tạm hoãn HĐLĐ để ACE tiện tham khảo: 

Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Tại điểm b khoản 2 Điều 11

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Tại điểm b khoản 2 Điều 10

Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu hợp HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

[…] 

Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

b) Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác;

[…]

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

bBuộc NSDLĐ nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lương cho NLĐ trong những ngày không nhận NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó:

a/ Mức phạt tiền vi phạm hành chính đối với NSDLĐ tại NĐ 12/2022/NĐ-CP đều không thay đổi vẫn từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. 

b/ Tuy nhiên, nội dung quy định tại NĐ 12/2022/NĐ-CP cụ thể và rõ ràng hơn (phần MN ghi màu đỏ), đặc biệt phần nhấn mạnh tại Điểm b Khoản 2 “Không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu HĐLĐ còn thời hạn,..”.

Điều này tương thích với [Lưu ý 1] của MN ở trên là cần lưu ý đến thời hạn của Giấy phép lao động của NLĐ nước ngoài với thời hạn của HĐLĐ. 

Sưu tầm!