Followers

Monday, January 3, 2022

QUI ĐỊNH VỀ CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ


Qui định về chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ: Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Có tính thuế TNCN? Chi phí có tính chất phúc lợi gồm những khoản nào: Như nghỉ mát, hiếu hỉ, học tập, đi lại ngày lễ tết và những khoản có tính chất phúc lợi khác?

1.    CHI PHÍ CÓ TÍNH CHẤT PHÚC LỢI GỒM NHỮNG KHOẢN NÀO?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC) qui định:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

-        Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động

-        Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị

-        Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo

-        Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau

-        Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập

-        Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động

-        Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (Trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 điều này)

-        Và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác 

2.    CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ THÌ CẦN GÌ?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC và thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC qui định:

ð Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp 

-        Việc xác định 01 tháng lương bình quân thưc tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) 12 tháng

-        Trường hợp DN hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương binh quan thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) số tháng thực tế hoạt động trong năm

·       Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo qui định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.)

·  

Ví dụ: Năm 2021 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương binh quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2021 như sau:

          = (12.000.000.000 đồng : 12 tháng)=1.000.000.000 đồng

Như vậy: Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ thì cần:

-        Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp (Trong đó qui định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng)

-        Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng ….(VD: Hợp đồng với cty du lịch về việc đi nghỉ mát)

-        Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát, đi học

-        Quyết định của Giám đốc (về việc đi nghỉ mát, đi học…), Quyết định phê duyệt kinh phí.

-        Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ như: Hóa đơn của cty du lịch, hóa đơn khách sạn, ăn uống, hóa đơn tiền học phí (nếu đi học), đi lại ngày lễ (phải có cuống vé, vé..) điều trị (phải có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án)

ð Nếu giá trị thanh toán ghi trên 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

3.    TIỀN PHÚC LỢI CÓ TÍNH THUẾ TNCN KHÔNG?

Theo khoản 2 Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 thông tư 92/2015/TT-BTC

“g/ Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1 Hỗ trợ người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo

g.1.1 Thân nhân NLĐ

g.1.2 Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ viện phí

g.1. 3 NLĐ lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan gửi cho người sử dụng lao động

g.6 Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NLĐ là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần. 

g.7 Khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam….

…..

Chi phúc lợi nếu chi riêng cho từng người phải khấu trừ thuế TNCN

Tại điểm đ, khoản 2, điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC qui đinh các khoản thu nhập chịu thuế

Đ 3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế

Chi nghỉ mát có tính thuế TNCN không?

Nếu khoản chi nghỉ mát có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cũng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nếu chứng từ chi tiền có ghi rõ đích danh cá nhân được thụ hưởng thì phải khấu trừ thuế TNCN, ngược lại, nếu chi chung cho tập thể thì được miễn khấu trừ thuế.

Tuesday, December 28, 2021

Cách làm bánh hamburger thịt heo thơm ngon, hấp dẫn đơn giản tại nhà

 Nguyên liệu làm Bánh hamburger thịt heo - 4 người ăn

Thịt heo băm 400 gr 

Vỏ bánh hamburger 2 cái 

Phô mai 4 miếng 

Sốt cà chua 2 muỗng canh 

Mayonnaise 4 muỗng canh 

Bơ 1 ít 

Xà lách 2 cây 

Hành tây 1 củ 

Mù tạc 1 muỗng canh 

Bột tỏi 1 muỗng cà phê 

Bột hành tây 1 muỗng cà phê 

 

Bột ngô 1 muỗng cà phê 

Bột thảo mộc 1 muỗng canh(không bắt buộc) 

Bột ớt 1 ít 

Nước tương 1 muỗng canh 

Dầu ăn 1 muỗng canh 

Nước sốt Worcestershire 1 ít(không bắt buộc) 

Nước cốt chanh 1 ít 

Muối/ tiêu 1 ít

 

Cách chọn mua thịt heo băm tươi ngon

o   Thịt heo băm tươi ngon là thịt có màu sáng, đỏ nhạt hoặc hồng nhạt, phần mỡ có màu trắng hơi ngà. Tránh mua thịt heo có màu quá nhạt hoặc sẫm, hay thịt heo có ít nhớt trên đầu ngón tay nếu chạm vào.

o   Tuyệt đối không mua thịt có mùi ôi thiu, tanh hôi vì đấy là thịt đã hỏng, rất có hại cho sức khỏe.

o   Bạn nên mua thịt heo nguyên miếng về băm hoặc xay bằng máy xay thịt để đảm bảo chất lượng

Cách chọn mua xà lách tươi ngon

o   Xà lách để làm bánh hamburger bạn nên chọn loại xà lách lô lô, carol được bán phổ biến hoặc sử dụng xà lách iceberg, xà lách romaine đều được nhé!

o   Tránh mua xà lách có vết trầy xước, lá ngả vàng, sâu; phần cuống bị dập hoặc thâm nhũn.

o   Nên mua rau xà lách có lá xanh non, các bẹ ôm vào nhau không bị gãy, không bị dập và giòn chắc khi cầm thử.

Vỏ bánh hamburger mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua vỏ bánh hamburger tươi tại các cửa hàng bán bánh hoặc mua loại vỏ bánh đông lạnh có bán tại các siêu thị lớn.

1. Ướp thịt băm

Cho 400gr thịt heo băm nhuyễn vào tô. Thêm lần lượt 1 muỗng cà phê mỗi loại: muối, hạt tiêu, bột tỏi, bột hành tây, bột ngô, dầu ăn và 1 muỗng canh hỗn hợp thảo mộc (không bắt buộc), 1 muỗng canh nước tương rồi trộn đều.

Lần lượt lấy một lượng thịt vừa đủ để lên lòng bàn tay, vo tròn và ấn dẹt.

Xếp các miếng thịt ra dĩa rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh khoảng 2 tiếng.

 


2. Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành tây bóc vỏ rồi đem rửa sạch cùng với xà lách.

Tiếp đó bạn dùng dao bổ dọc củ hành tây từ trên đầu xuống, úp 1/2 củ hành xuống thớt và cắt lát mỏng. Xà lách thì bạn cắt mỏng thành các sợi dài.




3.    3. Làm sốt phết bánh

Cho 4 muỗng canh mayonnaise, 2 muỗng canh sốt cà chua, 1 muỗng canh mù tạc, 1 ít nước cốt chanh, 1 ít bột ớt, 1 ít nước sốt Worcestershire vào chén.                 

     Sau đó trộn đều các nguyên liệu hòa quyện thành hỗn hợp sánh mịn.   




4. Rán thịt

Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Sau đó cho từng miếng thịt lên chảo.

Dùng sạn ấn nhẹ từng miếng thịt lên mặt chảo. Đợi đến khi mặt dưới thịt chuyển sang vàng nâu thì đảo mặt.

Sau khi mặt còn lại của thịt cũng chuyển sang vàng nâu, tiếp tục cho một ít lát hành tây và 1 miếng phô mai lên mỗi miếng thịt chiên.

Vặn nhỏ lửa 1 chút, đổ 1 ít nước vào rồi đậy nắp chảo lại. Quan sát thấy phô mai trong chảo tan chảy ra thì tắt bếp và cho thịt ra dĩa.

Cho lên miếng dưới của bánh hamburger 1 miếng thịt chiên cùng lớp hành tây và phô mai tan chảy, 2 muỗng cà phê sốt phết bánh, 1 ít xà lách, tiếp đó đặt miếng bánh hamburger còn lại lên trên là hoàn tất các công đoạn nấu ăn.


5. Hoàn thành

Cắt vỏ bánh hamburger ra làm 2 miếng.

Trải bơ đều khắp bề mặt bên trong của các miếng bánh. Rồi áp lên chảo nóng.

 

    


QUI ĐỊNH VỀ CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ

     Qui định về chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ: Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Có tính thuế TNCN? Chi phí có tính chất phúc lợi gồm những khoản nào: Như nghỉ mát, hiếu hỉ, học tập, đi lại ngày lễ tết và những khoản có tính chất phúc lợi khác?

1.    CHI PHÍ CÓ TÍNH CHẤT PHÚC LỢI GỒM NHỮNG KHOẢN NÀO?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC) qui định:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

 

  • -        Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động
  • -        Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị
  • -        Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo
  • -        Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau
  • -        Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập
  • -        Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động
  • -        Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (Trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 điều này)
  • -        Và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác 

2.    CHI PHÍ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN ĐƯỢC TRỪ THÌ CẦN GÌ?

Theo Khoản 4 điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC và thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT-BTC qui định:

ð Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp 

-        Việc xác định 01 tháng lương bình quân thưc tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) 12 tháng

-        Trường hợp DN hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương binh quan thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (/) số tháng thực tế hoạt động trong năm

·       Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo qui định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.)

·    Ví dụ: Năm 2021 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương binh quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2021 như sau:

          = (12.000.000.000 đồng : 12 tháng)=1.000.000.000 đồng

 

Như vậy: Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ thì cần:

-        Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp (Trong đó qui định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng)

-        Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng ….(VD: Hợp đồng với cty du lịch về việc đi nghỉ mát)

-        Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát, đi học

-        Quyết định của Giám đốc (về việc đi nghỉ mát, đi học…), Quyết định phê duyệt kinh phí.

-        Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ như: Hóa đơn của cty du lịch, hóa đơn khách sạn, ăn uống, hóa đơn tiền học phí (nếu đi học), đi lại ngày lễ (phải có cuống vé, vé..) điều trị (phải có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án)

ð Nếu giá trị thanh toán ghi trên 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

3.    TIỀN PHÚC LỢI CÓ TÍNH THUẾ TNCN KHÔNG?

Theo khoản 2 Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 thông tư 92/2015/TT-BTC

 

“g/ Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1 Hỗ trợ người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo

g.1.1 Thân nhân NLĐ

g.1.2 Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ viện phí

g.1. 3 NLĐ lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan gửi cho người sử dụng lao động

 

g.6 Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NLĐ là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần.

 

g.7 Khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam….

…..

Chi phúc lợi nếu chi riêng cho từng người phải khấu trừ thuế TNCN

Tại điểm đ, khoản 2, điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC qui đinh các khoản thu nhập chịu thuế

Đ 3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động the không tính vào thu nhập chịu thuế

Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%

Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% tính đến năm 2018 được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013. Về quy định Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% tại thông tư này đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

I. Cơ sở pháp lý – Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%.

Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% được quy định tại.

 – Nghị định số: 209/2013/NĐ-CP.

 – Thông tư hướng dẫn nghị định:  219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

 – Thông tư sửa đổi, bổ sung: 130/2016/TT-BTC ngày 27/02/2015: Sửa đổi Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

 II. Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% tính đến năm 2018.

1. Các đối tượng chịu thuế GTGT suất 0%.

–  Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

–  Vận tải quốc tế.

–  Các hàng hóa, dịch vụ khác như.

  +  Hoạt động xây dựng, xây lắp công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.

  +  Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý.

  +  Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu khác (Trừ các đối tượng không áp dụng mức thuế suất 0%).

Vậy các trường hợp không thuộc các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% bao gồm những gì?

Theo quy định được sửa đổi, bổ sung  tại khoản 5, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC thì các đối tượng không áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:

+ Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu (Lưu ý: Đối với trường hợp này thì sẽ không phải tính thuế GTGT đầu vào nhưng sẽ KHÔNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ số thuế GTGT đầu ra).

+ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

 + Tái bảo hiểm ra nước ngoài.

 + Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.

+ Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.

+ Dịch vụ tài chính phái sinh.

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài. (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).

+ Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.(trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

 2. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%.

* Hàng hóa xuất khẩu bao gồm những gì?

– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu.

– Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế.

– Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam.

– Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam.

Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

   + Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.

   + Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.

   + Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG thuế suất GTGT 0% là DN cần phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ sau.

 – Hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

 – Chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định.

 – Tờ khai hải quan.

 – Đối với trường hợp bán hàng hóa mà điểm giao nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam.

  + BÊN BÁN phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở Việt Nam. (Hợp đồng mua bán ký với bên bán hàng ở nước ngoài, hợp đồng bán hàng ký với bên mua hàng).

  + Chứng từ chứng mình việc giao nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam. (Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói…).

  + Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng của DN thanh toán cho bên bán hàng VÀ chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua thanh toán cho DN.

* Quy định về Dịch vụ xuất khẩu?

Bao gồm: Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam. Cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

   – Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì:

Trường hợp 1: Nếu tách riêng được phần giá trị dịch vụ thực hiện ở hai quốc gia.

 Thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam. Trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng.

Ví dụ cụ thể.

Công ty A và Công ty B: Là hai công ty ở Việt Nam.

Công ty A ký kết hợp đồng với công ty B về cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Lào. (Công ty B cung cấp dịch vụ cho Công ty A).

Hợp đồng này phát sinh các dịch vụ đồng thời ở Việt Nam và Lào. (Tư vấn, thiết kế ở Việt Nam, khảo sát ở Lào).

=> Thì khi đó phần dịch vụ phát sinh tại Lào (Dịch vụ khảo sát) sẽ thuộc các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% còn phần doanh thu phát sinh tại Việt Nam (Doanh thu của tư vấn, thiết kế) thì Công ty B sẽ phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.

Trường hợp 2: Nếu hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam.

Khi đó giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Ví dụ cụ thể:

Cũng với hai công ty A và Công ty B như ví dụ ở trên nhưng hợp đồng này không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và tại Lào là bao nhiêu nhưng tổng doanh thu sẽ là 30 tỷ đồng.

Mặt khác: Công ty B thống kê được chi phí cho dịch vụ tư vấn, thiết kế phát sinh tại Việt Nam là 5 tỷ đồng, chi phí của việc khảo sát tại Lào là 3 tỷ đồng.

Khi đó ta tính được tỉ lệ % chi phí phát sinh tại Việt Nam là.

5 tỷ*100%/(5 tỷ + 3 tỷ) = 62.5%.

Doanh thu được xác định thực hiện ở Việt Nam là: 62.5%*30 tỷ đồng = 18.75 tỷ đồng.

Trường hợp Công ty B có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 11.25 tỷ đồng (30 – 18.75 = 11.25 tỷ đồng).

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG thuế suất GTGT 0% là DN cần phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ sau.

 – Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

 – Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và các chứng từ khác theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

 – Đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài thì còn cần phải làm thêm thủ tục nhập khẩu, khi sữa chữa xong phải làm thủ tục xuất khẩu.

* Vận tải quốc tế.

Bao gồm: Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

Ví dụ: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG thuế suất GTGT 0% là DN cần phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ sau.

 – Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa.

 – Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân thì phải có chứng từ thanh toán trực tiếp.

* Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

 –  Các dịch vụ của ngành hàng không thuộc các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0% bao gồm:

+  Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không.

+  Dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay.

+  Dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).

 – Các dịch vụ của ngành hàng hải thuộc các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%.

Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG thuế suất GTGT 0% là DN cần phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ sau.

 – Đối với dịch vụ của ngành hàng không thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế.

  + Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức nước ngoài (Hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức nước ngoài).

  + Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (Đối với trường hợp DN cung cấp dịch vụ cho tổ chức, hãng hàng không nước ngoài không phát sinh thường xuyên, không có lịch trình và hợp đồng thì phải cứ chứng từ thanh toán trực tiếp)

 – Đối với dịch vụ của ngành hàng hải thực hiện tại khu vực cảng.

  + Hợp đồng hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ với tổ chức nước ngoài, người đại lý tàu biển.

  + Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tintucketoan