Một người làm nhân sự cần có những phẩm chất gì?
Nghề nhân sự được xem là một nghề “hot” hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế với nhu cầu ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp, tổ chức.
Ở Việt Nam hầu như nghề nhân sự chưa làm ĐÚNG, CHUẨN đây cũng là cơ hội nghề nghiệp mở ra cho các bạn sinh viên là rất lớn.
Tuy nhiên việc đào tạo bài bản ngành nghề này còn khá ít và hầu như chưa có trường đại học đào tạo nghề nhân sự “đúng nghĩa” mà chủ yếu là sự “đá sân” của các nhân lực trái ngành. Vậy nên, có rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm về nghề nhân sự.
Vậy nghề nhân sự là làm gì?
Nghề nhân sự có thể gọi là nghề hậu cần mà khi đó bạn phải làm tất cả các công việc để mọi nhân viên và công ty có thể hoàn thành tốt công việc. Nó bắt đầu từ những công việc lập kế hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự, đào tạo, quản trị nhân sự…. để nhân viên có thể yên tâm về quyền lợi của mình mà hoàn thành tốt công việc được giao. Nói nghe có vẻ nghề nhân nhân sự là công việc chỉ làm việc với giấy tờ, nhưng thực tế không phải vậy, nghề nhân sự là nghề mà đòi hỏi sự linh hoạt và năng động hơn bao giờ hết khi không chỉ quản lý sổ sách, giấy tờ mà còn phải là cầu nối gữa ban giám đốc và người lao động.
Vậy những phẩm chất mà 1 người làm nghề nhân sự cần phải có là gì?
Dưới đây là 6 phẩm chất được trường ĐH Concordia nghiên cứu và đưa ra:
1. Tổ chức - Organization
Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của các chuyên gia nhân sự là khả năng tổ chức, bao gồm cả kỹ năng quản lý tốt thời gian và khả năng hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ. Trong 1 ngày làm việc, chuyên viên nhân sự phải cân bằng rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau từ tuyển dụng tới đuổi việc, giải quyết các vấn đề cá nhân của nhân viên và đưa ra các chiến dịch tuyển dụng cho các vị trí. Người làm nhân sự phải có khả năng tổ chức để giải quyết “đa nhiệm vụ” cũng như giữ kỷ luật vì họ sẽ cần thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức và hành vi cho những người khác noi theo. Các chuyên gia HR cũng cần quản lý tốt deadlines và hoàn thành các nhiệm vụ nhanh chóng để đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty.
2. Đạo đức - Ethics
Đây được xem là tố chất quan trọng và cần thiết nhất của những người làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Nếu kinh doanh cần có đạo đức kinh doanh, nếu giáo viên phải có cái tâm của người dạy học… thì nghề nhân sự cũng cần phải có cái tâm với nghề. Cái tâm của nghề nhân sự được hiểu là sự hy sinh và quan tâm đến toàn thể nhân viên trong công ty mình.
Những ai đã và đang làm nghề nhân sự cần phải nhớ những đức tính này. Bởi vì, hy sinh là một nghĩa cử cao đẹp để họ thể hiện trách nhiệm và lòng yêu nghề của mình. Họ gạt bỏ mọi lợi ích cá nhân để nghĩ đến lợi ích của từng nhân viên.
Ngoài việc là một người biết hy sinh và quan tâm đến lợi ích của nhân viên, mỗi người quản lý nhân sự cần phải có một tầm nhìn bao quát về phương hướng, chiến lược phát triển của công ty để can thiệp và tận dụng nguồn nhân lực làm việc một cách hiệu quả nhất. Họ chính là người nhận biết được, nhân viên nào sẽ làm tốt công việc đó, vị trí đó. Họ còn là người giúp sức cho Giám đốc nhìn ra được đâu là người Giám đốc cần để phân quyền và quản lý hiệu quả
3. Giao tiếp - Communication
Một chức năng chính của người làm nhân sự là giúp người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp giao tiếp thuận lợi, bao gồm cả giao tiếp lời nói và văn bản, một phần của kỹ năng giao tiếp này liên quan đến kỹ năng đàm phàn và lắng nghe, vì trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp,có thể phát sinh những xung đội giữa những người lao động, trong tình huống này người làm nhân sự thành công sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề và tìm ra hướng đi hiệu quả.
Nhà nhân sự biết lắng nghe là người luôn nhìn thẳng vào nhân viên đang nói chuyện với bạn, đặt ra những câu hỏi ngược lại cho người lao động và không ngắt lời người nói để biết cách thông cảm với họ.
Ví dụ:
Nếu một nhân viên nào đó muốn gặp bạn để nói chuyện, bạn hãy tạm dừng tất cả công việc đang làm dang dở để tiếp họ. Bạn không nên vừa đánh máy hay vừa nhìn chăm chú vào màn hình vi tính vừa nói chuyện với họ, họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Hoặc khi họ chia sẻ, góp ý về vấn đề gì đó đang xảy ra tại công ty hay góp ý về chính sách phúc lợi… thì bạn nên tỏ thái độ thông cảm với họ. Điều nào tiếp nhận được, bạn nên trình bày với Giám đốc để có được những chính sách phù hợp hơn.
Vì vậy, biết cách lắng nghe nhân viên nói chuyện, bạn sẽ thực sự có nhiều ý tưởng xây dựng cho công ty ngày một phát triển hơn cũng như bạn có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên mình hơn.
4. Giải quyết vấn đề - Problem solving
Để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi nhất, bộ phận HR phải đảm bảo rằng các cá nhân với những đặc điểm tích cách, phẩm chất khác nhau có thể làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu chung. Bên cạnh đó, để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi bạn – chuyên gia nhân sự phải có kỹ năng quản lý xung đột và xoa dịu căng thẳng trong những tình huống mâu thuẫn, căng thẳng. Linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên.
5. Chuyên gia - Expertise
Người làm nhân sự thành công là những chuyên gia, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của công ty. Điều này sẽ ích trong việc đưa ra những thông tin và quyết định tuyển dụng cũng như tham gia lên kế hoạch và chính sách cho công ty. Đôi khi những chuyên gia nhân sự cũng là những chuyên gia kinh doanh. Kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan. Họ luôn cập nhật và tăng cường khả năng hiểu biết của mình, có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, đầu tư phát triển tài năng nhân lực.
6. Lãnh đạo -Leadership
Trong nhiều tình huống, chủ doanh nghiệp thường tìm kiếm các chuyên gia HR có khả năng lãnh đạo. Bản chất của nhiều vị trí HR là bạn sẽ được xem như một chuyên gia liên quan đến rất nhiều các vấn đề trong công ty, do vậy bạn nên cần có sự tự tin để dẫn dắt và lãnh đạo. Các chuyên gia nhân sự giỏi nhất có thể cân bằng giữa sự thân thiện ở nơi làm việc với việc quản lý nơi làm việc và giữ cho mọi thứ vận hành một cách nhẹ nhàng, trôi chảy.
Sưu tầm!
0 comments:
Post a Comment