Followers

Thursday, April 16, 2020

5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật

Mẹ Nhật đã làm gì để tạo ra những đứa trẻ có kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc và luôn nghĩ cho người khác?
Bạn tự hỏi tại sao trẻ con Nhật Bản lại tuyệt vời đến vậy. Chúng lịch sự, thân thiện và không thể hiện cảm xúc thái quá. Ở Nhật, bạn cũng hiếm khi gặp một đứa trẻ khóc lóc giữa siêu thị. Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, nhưng không thường xuyên.
Tờ Bright Side đã liệt kê một số nguyên tắc nuôi dạy con của cha mẹ Nhật, giúp họ nuôi dạy những đứa trẻ biết phép tắc.
Mối quan hệ rất mật thiết giữa người mẹ và con cái
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Ở Nhật Bản, người mẹ có mối liên hệ rất mật thiết với con cái. Họ ngủ cùng con và luôn mang đứa trẻ theo mình. Trước đây, các bà mẹ hay dùng địu để đưa trẻ ra ngoài cùng mình.
Mối quan hệ này thể hiện ở việc: các bà mẹ chấp nhận mọi thứ mà đứa trẻ làm. Trong mắt họ, bọn trẻ luôn hoàn hảo. Người Nhật tin rằng, từ 5 tuổi trở xuống, trẻ được phép làm bất cứ điều gì chúng muốn.
Các bậc phụ huynh nước ngoài có thể coi đây là sự chiều chuộng thái quá nhưng họ đã nhầm. Nguyên tắc này để trẻ biết rằng chúng đang làm tốt.
Thái độ này của cha mẹ với trẻ sẽ góp phần tạo ra ‘amae’. Từ này khó dịch sang các ngôn ngữ khác, nhưng có thể hiểu là ‘mong muốn được yêu thương’. ‘Amae’ là nền tảng trong mối quan hệ giữa người mẹ và con cái. Điều đó có nghĩa là trẻ có thể tin tưởng vào cha mẹ và tình yêu thương của cha mẹ, và ngược lại khi cha mẹ già cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của con cái đã trưởng thành.
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Trong một tác phẩm nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18 (bức tranh bên phải), bà mẹ đang cùng em bé ngắm cá vàng.
Có một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chứng minh rằng có mối liên hệ giữa việc khuyến khích con cái với hành vi của bọn trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp giảm các hành vi có vấn đề, đồng thời cải thiện hành vi rối loạn phát triển của trẻ.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, tất cả mọi người đều được đối xử công bằng. Trong ảnh là công chúa Ayako đang biểu diễn cùng các bạn trong một lễ hội thể thao ở Tokyo.
Theo cách nuôi dạy con kiểu Nhật, trước 5 tuổi, trẻ em là một thực thể hoàn hảo. Nhưng từ 5 tới 15 tuổi, chúng được cư xử như những người phục vụ, và từ năm 15 tuổi trở đi, chúng được đối xử bình đẳng như bố mẹ và những người khác.
Nhiều người nước ngoài không hiểu quan điểm này của người Nhật và diễn giải nó một cách không chính xác. Triết lý này nhằm mục đích nuôi dạy những công dân vì một xã hội tập thể, nơi mà lợi ích cá nhân không phải là điều quan trọng nhất.
Trong giai đoạn đầu tiên - 5 năm đầu đời, cha mẹ dành tình yêu vô điều kiện cho trẻ.
Trong giai đoạn thứ 2 - từ 5 tới 15 tuổi, tình yêu ấy không biến mất. Nhưng đứa trẻ phải học cách sống theo các quy tắc của xã hội và cố gắng tìm mục đích sống của mình trong thế giới ấy. Vì sự gắn bó giữa người mẹ và con cái rất mật thiết, nên đứa trẻ cố gắng làm mọi thứ đúng cách để không làm người mẹ thất vọng.
Trong giai đoạn thứ 3 - từ 15 tuổi trở lên, đứa trẻ trở thành một thành viên hoàn thiện của xã hội.
Coi trọng gia đình
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Thông thường, mẹ là người chăm sóc con cái. Mẹ và con cái dành nhiều thời gian cùng nhau. Người Nhật cho rằng không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi. Cha mẹ cũng không đề nghị ông bà giúp chăm sóc con cái và ít khi thuê người giúp việc.
Tuy vậy, bọn trẻ không xa cách ông bà, mà vẫn dành nhiều thời gian chơi với ông bà và người thân.
Cha mẹ làm mẫu
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Có một thí nghiệm liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và châu Âu. Họ đều được đề nghị xây một kim tự tháp. Các bà mẹ tới từ 2 nền văn hoá khác nhau đã có những cách làm khác nhau.
Các bà mẹ Nhật Bản tự xây kim tự tháp, sau đó yêu cầu trẻ làm lại việc đó. Nếu trẻ không làm được, chúng bắt đầu làm đi làm lại.
Trong khi đó, các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây kim tự tháp cho trẻ và đề nghị trẻ tự làm.
Như vậy, mẹ Nhật làm theo nguyên tắc ‘làm giống như mẹ làm’, còn mẹ Âu thì để trẻ tự làm mà không làm mẫu.
Đó là một nguyên tắc nuôi dạy con của người Nhật. Họ không bắt trẻ làm mọi thứ mà mình yêu cầu. Thay vào đó, họ sẽ làm mẫu cho trẻ bắt chước.
Chú ý đến cảm xúc
5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Để dạy một đứa trẻ sống trong một xã hội đề cao giá trị tập thể, điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhận ra và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác.
Mẹ Nhật tôn trọng cảm xúc của trẻ bằng cách: không ép trẻ hoặc làm trẻ cảm thấy xấu hổ. Họ dạy trẻ hiểu cảm xúc của người khác, thậm chí là cảm xúc của những vật vô tri. Ví dụ như nếu một đứa trẻ đang cố làm hỏng chiếc xe hơi đồ chơi, bà mẹ người Nhật sẽ nói: ‘Tội nghiệp chiếc xe! Nó sắp khóc đấy’. Còn một bà mẹ Âu sẽ trách mắng trẻ: ‘Dừng lại. Như thế là xấu đấy!’.
Người Nhật không khẳng định phương pháp của mình là tốt nhất. Ngày nay, nhiều giá trị phương Tây cũng đã ảnh hưởng tới truyền thống của họ. Nhưng thái độ cốt yếu của họ dành cho trẻ - là sự yêu thương và bình tĩnh - thì không thay đổi.
Sưu tầm!

7 quy tắc dạy con ăn như người Pháp: Ai cũng muốn học theo

Người Pháp thường cầu kỳ trong mọi việc, nhưng cách họ dạy con trên bàn ăn sẽ khiến bất cứ cha mẹ nào cũng phải nể phục.
Cuốn sách ‘Trẻ con Pháp ăn mọi thứ’ của bà mẹ Karen Le Billon kể câu chuyện về cách mà gia đình cô rời Canada để đến Pháp sinh sống. Karen không ngờ rằng chỉ trong vòng 1 năm ở Pháp, 2 cô con gái kén ăn của cô đã thay đổi hoàn toàn những thói quen trước đó.
Trong cuốn hồi ký hài hước của mình, Karen đã chia sẻ 10 quy tắc học được từ người Pháp trong việc nuôi dạy những đứa trẻ biết vui vẻ thưởng thức các món ăn lành mạnh. Dưới đây là 7 quy tắc trong số đó.

1. Cha mẹ chọn món. Trẻ con ăn giống như người lớn
Khi 2 cô con gái của Karen tới trường học ở Pháp, thực đơn toàn là những món ăn người lớn rất đậm vị. Cô cũng kể về việc nhìn thấy một em bé 9 tháng tuổi vui vẻ gặm miếng phô mai. Trẻ con Pháp ăn 3 bữa/ ngày, cộng thêm một bữa ăn nhẹ vào lúc 4 giờ chiều. Cha mẹ là người chọn món và không có bất cứ sự thay thế nào.
2. Cả nhà ăn cùng nhau và cùng làm cho bữa ăn trở nên đặc biệt
Karen giải thích rằng, bọn trẻ rất hưởng ứng những ‘bữa tiệc’ trưa bày biện kiểu Pháp diễn ra hằng ngày. Tức là chúng sẽ có những chiếc đĩa xinh xắn, chiếc khăn ăn bằng vải, thậm chí là cả nến nữa.
‘Người Pháp không bao giờ ăn mà không có khăn trải bàn’ - cô viết. Có lẽ sự cầu kỳ và tinh tế vốn có của người Pháp trong bữa ăn khiến trẻ con cảm thấy thích thú và hứng thú với việc ăn uống hơn.
3. Đồ ăn không phải là phần thưởng, hình phạt hay thứ để hối lộ
Rất nhiều phụ huynh ‘dụ dỗ’ con bằng cách hứa cho chúng ăn món mà chúng thích, hoặc phạt bọn trẻ bằng cách không cho chúng ăn món đó nữa.
Thế nhưng, việc lấy đồ ăn làm phần thưởng có thể dẫn đến việc khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ liên hệ tới cảm xúc ngày nhỏ khi được ăn món ăn đó. Karen cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tôn trọng thức ăn, thay vì chỉ tìm tới đồ ăn khi buồn chán, mệt mỏi.
4.  Ăn rau
Người Pháp thường ăn rau vào đầu bữa khi bọn trẻ đang đói nhất. Họ thường trộn các loại rau với gia vị: salad cà rốt nghiền, dựa chuột trộn dấm, củ cải đường trộn cam…
5. Không cần phải thích nhưng phải thử
Bữa ăn không nên là một cuộc chiến. Cha mẹ Pháp không hay càm ràm. Nếu một đứa trẻ không muốn ăn, họ sẽ chỉ lấy chỗ thức ăn đi mà không bình luận quá nhiều. Họ cũng sẽ không năn nỉ hay yêu cầu đứa trẻ phải ăn, và cũng không khen chúng khi ăn. Cha mẹ chỉ cần giữ cho cuộc hội thoại theo chiều hướng tích cực và không tập trung vào đồ ăn, để đứa trẻ tự nguyện muốn ngồi ở bàn ăn.
Nhưng nếu đứa trẻ của bạn không muốn ăn món gì đó, chúng ít nhất sẽ phải nếm thử - người Pháp quan niệm như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ con phải ăn thử món mới từ 7-15 lần trước khi chúng sẵn sàng ăn nó. Vì thế, nếu ban đầu đứa trẻ không thích một món nào đó, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ thích.
6. Không ăn vặt. Đói giữa các bữa cũng chẳng sao.
Chúng ta luôn lo lắng bọn trẻ sẽ bị đói, nhưng sự thật là đói một chút cũng chẳng sao cả. ‘Đói là cách kích thích ăn uống tốt nhất’ – người Pháp nghĩ như vậy. Và khi đói, bọn trẻ sẽ ăn những món chính nhiều hơn thay vì ăn đồ ăn vặt. Đói cũng là cách để bọn trẻ học cách xử lý cơn đói. Nếu không, khi lớn lên, chúng sẽ có thói quen ăn ngay một thứ gì đó khi đói thay vì đợi đến bữa tiếp theo.
7. Ăn thật chậm
Theo luật của Pháp, trẻ em phải có ít nhất 30 phút cho bữa ăn trưa ở trường. Việc ăn uống không chỉ là ăn uống, mà còn là lúc giao lưu với bạn bè.
Dĩ nhiên, việc chạy quanh nhà để cho trẻ con ăn uống là việc không được khuyến khích. Theo người Pháp, dạy trẻ kiên nhẫn ngồi ăn trong suốt bữa ăn và trò chuyện với người thân là một kỹ năng sống quan trọng.

Những vùng cấm trong hôn nhân nếu phạm phải sẽ phá hỏng hạnh phúc

Nếu không chạm vào những 'vùng cấm' này, hôn nhân của bạn sẽ ít xáo trộn nhất! Hai bạn sẽ sống với niềm hạnh phúc trong sự bình yên.
Khống chế, áp đặt lên người còn lại
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Vợ chồng muốn hạnh phúc đừng mang tư tưởng "chồng chúa, vợ tôi". Đừng bao giờ có suy nghĩ áp đặt những điều mình muốn lên người khác. Hoặc đừng bắt buộc người khác phải phục tùng mệnh lệnh của mình. Bởi hôn nhân cần sự bình đẳng.
99 hình ảnh hoa hồng đẹp ngất ngây mà ai cũng phải ngắm nhìn
Biểu hiện của việc áp đặt còn là việc bạn tự mình quyết định cuộc sống của người còn lại. Dù là vợ chồng, bạn cũng có cuộc sống riêng, có những mối quan hệ cần được duy trì. Vợ không thể bảo chồng bỏ công việc, bỏ mối quan hệ nào đó chỉ vì bản thân không thích. Chồng cũng không được bắt ép vợ phải tận tâm hết sức vì gia đình, vì chồng con. Vợ chồng phải cho nhau không gian riêng, tự do làm những điều mình thích.

Có nhiều cặp vợ chồng, chỉ cần nghe nói đến gia đình bên kia là như chạm phải lửa. Trong đời sống vợ chồng, chuyện riêng của hai nhà muôn đời là những điều cấm kỵ. Có người chuyện gì cũng xuề xòa cho qua, nhưng chỉ cần nói đụng đến cha mẹ mình là lập tức hóa thành một người khác. Thế nhưng, trong thực tế, có những ông chồng lại xem việc coi thường nhà vợ, coi thường bố mẹ vợ là một cách để thể hiện uy quyền. Hở một tí là mang nhà vợ ra lên án, có khi chỉ vì cô vợ về muộn không kịp nấu đủ ba món cho bữa cơm chiều, hay quên mời cha chồng ăn cơm cho đúng lễ nghi. 

Hoặc cũng có những người vợ, vì một vài uẩn khúc mâu thuẫn trong lòng mà sẵn sàng chì chiết, "nhớ tới cả đời" những câu nói, hành vi mà người trong gia đình chồng đã từng làm với mình. Để rồi sau đó, nó trở thành một vết sâu khó hàn gắn trong tiềm thức và trái tim mình về gia đình người còn lại. Những điều dồn nén, rất dễ gây bùng nổ nếu không có cách để kiềm chế bản thân để rồi đến khi vợ chồng có mâu thuẫn, những uẩn khúc trong lòng mới được dịp bung ra, làm tổn thương cả hai và là tác nhân phá hoại hạnh phúc đang có.

Kết hôn không chỉ là một khởi đầu mà còn là một bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Thêm vào đời mình một gia đình, một mối quan hệ họ hàng mới, nên việc xử sự sao cho phải phép là rất cần thiết, phải thường xuyên chú ý và rút kinh nghiệm. Người Việt có truyền thống đề cao đời sống văn hóa gia đình, nên càng tôn trọng gia đình bạn đời, ta càng dễ có được một cuộc hôn nhân yên ả.
Đây là những "vùng đất cấm" vô cùng nguy hiểm có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng cãi nhau mỗi ngày, sống chung thì khổ mình, ly hôn thì tội con cái.
Hôn nhân chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Yêu nhau là một chuyện, cưới nhau về lại là chuyện khác. Khi yêu có thể vui nhưng khi về sống chung, có vô số điều mà bạn không thể lường trước được. Đặc biệt, nếu đặt chân vào những "vùng cấm" này sẽ khiến hôn nhân đổ vỡ, gia đình tan nát.

Tò mò về chuyện cũ không muốn nhắc của bạn đời
Đàn ông đường hoàng không bao giờ mang chuyện cũ của vợ ra để chì chiết, so sánh. Càng không bao giờ chạm vào phần sâu khuất trong quá khứ của phụ nữ.
Người vợ khôn ngoan đừng quá tò mò về chuyện cũ của chồng. Ví dụ như chồng đã có bao nhiêu mối tình, thương ai nhất, hận ai nhất. Đàn ông không bao giờ muốn nhắc lại những vết thương lòng của mình.
Hoặc khi đã biết quá khứ của chồng, liệu bạn có đủ bình tĩnh để làm lơ mọi chuyện hay không? Phụ nữ có máu ghen, họ sẽ nhai đi nhai lại những chuyện này khiến chồng chán ghét. Tốt nhất là "miệng không hỏi, tim không phiền".
Quá khứ, chuyện cũ luôn là những khoảng trống mênh mông mà bạn không nên phạm vào kẻo tổn thương chính bản thân, tổn thương người còn lại và phá hỏng một mối quan hệ đang tốt đẹp ở thì hiện tại.
Thiếu tôn trọng, xem nhẹ vai trò của nhau
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Trong hôn nhân, vợ chồng đều bình đẳng, không ai có quyền hơn ai. Chồng đừng vì kiếm được tiền mà lên mặt với vợ. Vợ cũng đừng vì ở nhà nội trợ mà mặc cảm tự ti.
Muốn hôn nhân bền vững, vợ chồng hãy tôn trọng vai trò của nhau. Dù vợ có ở nhà nội trợ, chồng cũng đừng khinh thường mà hãy biết thông cảm. Còn vợ hãy biết chia sẻ những nỗi vất vả của chồng khi đi làm bên ngoài. Khi biết thông cảm cho nhau, mối quan hệ vợ chồng mới bền chặt.
Dùng bạo lực
Người đàn ông vũ phu sẽ khiến phụ nữ cảm thấy sợ hãi. Khi bị chồng bạo hành, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Trong hôn nhân, nếu bạn luôn thấy bất an, khó lòng mà duy trì mối quan hệ lâu dài. Muốn hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng dù có chuyện gì cũng hãy cư xử văn minh, đừng sử dụng bạo lực làm tổn thương nhau.
Vậy nên, đàn ông dù có giận đến mấy cũng đừng dùng bạo lực với vợ. Có câu "đừng bao giờ đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa". Phụ nữ sinh ra là để được yêu thương và trân trọng. Nếu vợ sai, hãy chỉ bảo đàng hoàng, đừng "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" với người phụ nữ mình yêu thương nhất.
Chất Liệu Hình ảnh Hoa Hồng Hoa Tươi Sáng Hoa đẹp Hoa Và Cây, Hình ...

Học cách tha thứ, buông bỏ để sống thật hạnh phúc

Chẳng ai sống trên đời mà gặp toàn chuyện vui. Người hạnh phúc là người biết buông bỏ những gánh nặng, ưu phiền để tâm nhẹ tựa thinh không, và tận cùng của niềm vui chính là buông bỏ và tha thứ.

Học cách tha thứ, buông bỏ để sống thật hạnh phúc - 1

Giải thoát bản thân khỏi gánh nặng
Có lẽ bạn đã nhận ra rằng tha thứ là để cho chính mình, không phải cho người khác. Tha thứ không phải việc bạn chấp nhận những gì người khác đã làm với mình, mà là giải phóng bản thân khỏi một gánh nặng lớn.
Tha thứ không có nghĩa là nói: "Không sao đâu”. Tha thứ là nói: "Tôi sẽ không để khối đá này ở trong tôi và làm tổn thương tôi thêm nữa".
Để tâm mãi chuyện quá khứ
Hãy nghĩ đến bức tranh lớn hơn: Tất cả chúng ta đều đã mắc mọi loại sai lầm trong cuộc sống.
Biết rằng ai cũng từng rơi vào vị trí, hoàn cảnh của ai đó ở một thời điểm nào đó sẽ khiến bạn dễ dàng bỏ qua quá khứ để tiến về phía trước.
Hãy đặt mình vào người khác, để hiểu rõ họ hơn qua lăng kính không còn nhiều oán giận.
Luôn có hậu quả cho hành động
Không có cách nào để thoát khỏi hậu quả của mỗi việc chúng ta làm, bởi thế ai cũng sẽ phải giải quyết nghiệp chướng do mình gây ra vào một lúc nào đó.
Thời gian trôi qua, người đó sẽ cảm thấy từng cơn đau họ gây ra cho bạn chính xác như bạn đã cảm nhận. Vì vậy, hãy từ bỏ mọi mong muốn bắt họ phải trả giá, đó không phải việc của bạn. Hãy từ bỏ gánh nặng - bạn không cần phải là thẩm phán để phán xét bất kỳ ai.
Bạn không cần phải ở bên bất kỳ ai nếu bạn nghĩ mình không nên. Điều bạn cần làm là buông bỏ, bởi việc cố giữ chỉ làm tổn thương bạn.
Đừng cho họ nhiều năng lượng hơn
Cứ nặng lòng suy nghĩ rồi đay đi đay lại nỗi đau, bạn thực sự đang dành cho người đó quá nhiều năng lượng và sự quan tâm của bạn đấy. Đó liệu có phải điều bạn muốn làm?
Có thể bạn không thực sự biết cách quên đi điều người ta đã làm gây tổn thương cho mình, nhưng cố gắng hiểu chúng xuất phát từ đâu có thể tạo ra được những đột phá hướng tới sự tha thứ.

9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con

Có những việc cha mẹ thường cấm đoán con làm nhưng chưa chắc đã có lợi cho trẻ.
Các nhà tâm lý học trẻ em hiện đại thường khuyên các bậc cha mẹ không nên đưa ra lệnh cấm đoán khi nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều này gần như là không thể.
Tuy nhiên, có những điều mà cha mẹ đang cấm đoán một cách vô ích. Tờ Bright Side đã đưa ra một số ví dụ dưới đây.
1.  Làm hỏng quần áo
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh, chúng sẽ không bao giờ để ý đến việc bộ quần áo có giá bao nhiêu, tên của hãng quần áo mà chúng đang lăn lê trên cỏ.
Nếu bạn cảm thấy quá lãng phí khi trẻ làm hỏng bộ quần áo đắt tiền mà cấm cho trẻ vui chơi thoải mái thì tốt nhất bạn nên chia tủ quần áo của trẻ thành 2 loại: một loại dành cho vui chơi, loại kia dành cho những dịp trang trọng.
2.  Ăn đồ ăn vặt
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Đứa trẻ nào cũng thích đồ ăn vặt. Khi cha mẹ cấm trẻ ăn những món này, chúng sẽ trở thành một điều cấm kỵ trong tư tưởng của trẻ. Và bất cứ khi nào có cơ hội, đồ ăn vặt sẽ là lựa chọn đầu tiên của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng thỉnh thoảng cha mẹ cũng nên mua đồ ăn vặt cho con để chúng có thể ăn một suất khoai tây chiên ở nhà mà không cần phải ăn cả túi to cùng lúc.
Hơn nữa, trẻ cũng sẽ nhận ra rằng không cần thiết phải giấu giếm mẹ một túi kẹo.
3. Tiêu tiền cho những thứ vô ích
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Theo một khảo sát, trẻ em hiện đại thường tiêu tiền riêng cho việc đi chơi với bạn bè, thiết bị kỹ thuật số, đồ chơi, quần áo, giày, đồ ăn hoặc tiền đi lại.
Nhiều phụ huynh cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiêu tiền cho những thứ vô dụng, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế con cái mua những món hàng không cần thiết bằng những lệnh cấm hoặc rao giảng.
Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng cách này vì 2 lý do.
Trước hết, khi bạn đã cho con giữ tiền thì đó là tài sản của trẻ. Chúng sẽ là người quyết định nên tiêu tiền cho việc gì. Điều này đặc biệt quan trọng trong những gia đình mà trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà.
Thứ 2, có thể sẽ rất hữu ích cho trẻ khi chúng tiêu tiền vào những việc vô ích rồi sau đó hối hận vì việc đó. Chỉ như vậy trẻ mới học được cách kiểm soát chi tiêu và phân biệt được mong muốn nhất thời với nhu cầu thực sự.
4. Vô tư
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Các nhà tâm lý học nghiêm túc cho rằng trẻ con hiện đại đang ngày càng lo lắng, chán nản hơn so với trẻ con các thế hệ trước.
Một phần lý do là nhiều đứa trẻ phải tham gia vào những thứ giống như một cuộc đua để đạt được kiến thức nhất định.
Trong khi chương trình học thì ngày càng trở nên khó hơn. Mạng xã hội cũng khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng khi bị so sánh với những đứa trẻ khác nhiều hơn.
Đó là lý do một đứa trẻ hiện đại khát khao có những khoảng thời gian không phải làm gì cả. Nếu trong lịch của trẻ có một khoảng thời gian trống, đừng vội vàng đưa vào đó một nhiệm vụ mới. Đôi khi để trẻ cảm thấy vui vẻ và tự do khi không có việc gì phải làm là điều cần thiết.
5. Nghỉ học 1 buổi
Thậm chí, thỉnh thoảng cha mẹ cũng cần phải cho trẻ thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là khi chúng cảm thấy bị trầm cảm hoặc căng thẳng.
Thành tích học tập không phải là điều quan trọng nhất. Nếu bạn thấy con cần nghỉ ngơi, hãy cho trẻ cơ hội sống chậm lại và lắng nghe trẻ: Con muốn gì? Con thích làm gì? Con mơ ước thứ gì?
Đôi khi chúng ta rất khó có thời gian và năng lượng để trả lời những câu hỏi đơn giản đó trong vòng xoáy những bộn bề mà cả cha mẹ và con cái đều phải chạy theo.
6.  Tranh luận với người lớn
Điều quan trọng là hãy cho trẻ biết rằng không phải người lớn nào cũng đúng và không phải tất cả những yêu cầu từ người lớn đều nên được vâng lời ngay lập tức. Đôi khi người lớn cũng cư xử thiếu lịch sự và công bằng. Bạn cần dạy trẻ học cách bảo vệ ý kiến của mình và biết được đâu ra là ranh giới trong khi tranh luận.
Nếu bạn cho rằng mình không thể kiểm soát được trẻ chỉ vì chúng bắt đầu cãi lại bạn nhiều hơn thì hãy nhớ rằng tranh luận là ‘chiến trường’ dành cho cả hai, chứ không phải chỉ cho riêng ai. Hãy cho trẻ thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến cuộc tranh luận thành một sự dàn xếp.
7.  Chọn quần áo
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Nhiều phụ huynh bắt đầu nổi cáu khi đi mua sắm với con cái. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ tốt nhất nên để con cái tự chọn trang phục mà chúng muốn, vì 2 lý do sau đây.
Thứ nhất là, khi được làm việc này, trẻ sẽ tự hình thành tích cách của mình và tìm được vị trí của mình trong xã hội.
Lý do thứ 2 thực dụng hơn. Nếu được chọn quần áo, chúng sẽ mặc nó thường xuyên thay vì giấu dưới đáy tủ. Hơn nữa, mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ không phải mất thời gian tranh luận với trẻ.
8.  Không vâng lời
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Một đứa trẻ luôn vâng lời và làm mọi thứ được yêu cầu sẽ trở thành một người trưởng thành ngoan ngoãn, không dám đứng lên vì lợi ích của bản thân. Những đứa trẻ này sẽ dễ trở thành những người bị lợi dụng nhất.
Nuôi dạy đứa trẻ bướng bỉnh là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng thường những đứa trẻ này sẽ trở thành những người lớn tự tin, sẵn sàng hành động.
9. Chơi trò chơi điện tử
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Có những trò chơi điện tử yêu cầu bạn phải có một số kỹ năng nhất định, ví dụ như toán học, để có thể đi tiếp.
‘Một số đứa trẻ sinh ra đã thích chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi thì thích chơi điện tử. Không may là bố mẹ tôi cho rằng tôi đã phá hỏng bộ não của mình vì trò chơi điện tử, vì thế tôi chỉ được chơi 1 tiếng mỗi ngày trước bữa tối. Nhưng điều đó đã ngấm ngầm thúc đẩy tôi’ – Chris Bergman, giám đốc điều hành một công ty chuyên sáng tạo các ứng dụng, chia sẻ.
Ông cũng thú nhận rằng ông không ngăn cấm con mình chơi điện tử.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trò chơi điện tử hữu ích cho não trẻ hơn là xem tivi. Chúng dạy cho não trẻ phản ứng nhanh và cách đọc thông tin. Kỹ năng này hữu ích cho trẻ khi chúng trưởng thành và sống trong một môi trường công nghệ còn phát triển hơn ngày nay.

Đi muộn có thành công không?

9 lý do bạn luôn thua kém những người đi làm đúng giờ

Kiểu người luôn đến muộn, nhưng kiên nhẫn, thong dong mang nhiều thuộc tính giúp họ dễ thành công hơn trong công việc.

Những người luôn đến muộn không phải là không tôn trọng bạn, theo các nhà nghiên cứu. Về mặt tâm lý, chỉ có 2 loại người như vậy.
Loại đầu tiên (loại A) xông xáo hơn, có xu hướng tự phê bình, cạnh tranh và nhạy cảm với thời gian.
Loại thứ hai (loại B) có xu hướng chậm trễ, kiên nhẫn và thong dong, đồng thời có các thuộc tính giúp họ thành công hơn. 
Bright Side đưa ra lời giải vì sao những người chậm trễ loại B lại có thể rất may mắn, một cách chuyên nghiệp:
Bởi vì họ sáng tạo hơn
Tính cách loại B thể hiện mức độ tưởng tượng cao hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho họ trong công việc sáng tạo. Họ không sợ phá vỡ quy tắc và dám bước ra ngoài ranh giới đã thiết lập, để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn và không bám vào các tiểu tiết. Đây là một đặc điểm của các doanh nhân và nhà lãnh đạo - những người thường thành công hơn những người khác.
Trong quá trình làm việc, họ có thể mất cảm giác về thời gian, dù vậy, họ có thể thực hiện việc làm ở mức cao và nhận được kết quả tuyệt vời.
Vì họ là những người lạc quan
Các nghiên cứu tiết lộ rằng những người đến muộn có thể lạc quan hơn. Vì phẩm chất này, họ có xu hướng thành công trong cuộc sống và không dễ từ bỏ.
Nhà tâm lý học Martin Seligman đã tiến hành nghiên cứu cho thấy những người bán hàng lạc quan nhất bán được nhiều hơn 88% so với những người bi quan nhất. Về cơ bản, những người lạc quan tiếp tục tiến về phía trước, ngay cả khi có vấn đề vì họ luôn tin rằng có những lựa chọn.
Bởi vì họ làm nhiều việc một lúc (đa nhiệm)
Nếu anh bạn của bạn luôn trễ, có lẽ không phải vì họ lười biếng. Có một số người cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc - thứ khiến họ nhiều khả năng thành công hơn. Thường xuyên làm đa nhiệm dẫn đến họ mất cảm giác về thời gian.
Vấn đề là, bạn cần kiểm soát việc đa nhiệm này và cố gắng tổ chức công việc theo cách tốt cho mọi người và không khiến ai phải chờ đợi.
Vì họ thoải mái hơn
Người tính cách loại B thoải mái hơn vì họ có mức độ lo lắng thấp hơn. Điều này giúp họ đối phó với căng thẳng tốt hơn. Nếu có gì đó khẩn cấp, họ sẽ không hoảng loạn. Tính cách này rất quan trọng trong công việc, vì ít căng thẳng hơn có nghĩa là công việc tốt hơn.
Họ có thể bị trễ, nhưng họ sẽ ít mắc lỗi hơn. Không có gì là không thể chờ đợi.
Bởi vì họ là những người cầu toàn
Bạn đã sẵn sàng cho một cuộc họp. Bạn thay áo, sau đó sửa trang điểm, sau đó kiểm tra xem bàn ủi đã tắt chưa, hai lần. Khi kết thúc tất cả những điều này, bạn đến trễ.
Một nghiên cứu khác cho thấy thói quen cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo khiến bạn đến muộn, nhưng là một nhân viên tốt. Bạn không hoàn thành bất cứ điều gì giữa chừng và cố gắng hoàn thành công việc của bạn một cách hoàn hảo. Không có gì ngạc nhiên tại sao những người này nhận được thăng tiến.
Sưu tầm