Followers

Thursday, April 16, 2020

Những vùng cấm trong hôn nhân nếu phạm phải sẽ phá hỏng hạnh phúc

Nếu không chạm vào những 'vùng cấm' này, hôn nhân của bạn sẽ ít xáo trộn nhất! Hai bạn sẽ sống với niềm hạnh phúc trong sự bình yên.
Khống chế, áp đặt lên người còn lại
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Vợ chồng muốn hạnh phúc đừng mang tư tưởng "chồng chúa, vợ tôi". Đừng bao giờ có suy nghĩ áp đặt những điều mình muốn lên người khác. Hoặc đừng bắt buộc người khác phải phục tùng mệnh lệnh của mình. Bởi hôn nhân cần sự bình đẳng.
99 hình ảnh hoa hồng đẹp ngất ngây mà ai cũng phải ngắm nhìn
Biểu hiện của việc áp đặt còn là việc bạn tự mình quyết định cuộc sống của người còn lại. Dù là vợ chồng, bạn cũng có cuộc sống riêng, có những mối quan hệ cần được duy trì. Vợ không thể bảo chồng bỏ công việc, bỏ mối quan hệ nào đó chỉ vì bản thân không thích. Chồng cũng không được bắt ép vợ phải tận tâm hết sức vì gia đình, vì chồng con. Vợ chồng phải cho nhau không gian riêng, tự do làm những điều mình thích.

Có nhiều cặp vợ chồng, chỉ cần nghe nói đến gia đình bên kia là như chạm phải lửa. Trong đời sống vợ chồng, chuyện riêng của hai nhà muôn đời là những điều cấm kỵ. Có người chuyện gì cũng xuề xòa cho qua, nhưng chỉ cần nói đụng đến cha mẹ mình là lập tức hóa thành một người khác. Thế nhưng, trong thực tế, có những ông chồng lại xem việc coi thường nhà vợ, coi thường bố mẹ vợ là một cách để thể hiện uy quyền. Hở một tí là mang nhà vợ ra lên án, có khi chỉ vì cô vợ về muộn không kịp nấu đủ ba món cho bữa cơm chiều, hay quên mời cha chồng ăn cơm cho đúng lễ nghi. 

Hoặc cũng có những người vợ, vì một vài uẩn khúc mâu thuẫn trong lòng mà sẵn sàng chì chiết, "nhớ tới cả đời" những câu nói, hành vi mà người trong gia đình chồng đã từng làm với mình. Để rồi sau đó, nó trở thành một vết sâu khó hàn gắn trong tiềm thức và trái tim mình về gia đình người còn lại. Những điều dồn nén, rất dễ gây bùng nổ nếu không có cách để kiềm chế bản thân để rồi đến khi vợ chồng có mâu thuẫn, những uẩn khúc trong lòng mới được dịp bung ra, làm tổn thương cả hai và là tác nhân phá hoại hạnh phúc đang có.

Kết hôn không chỉ là một khởi đầu mà còn là một bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Thêm vào đời mình một gia đình, một mối quan hệ họ hàng mới, nên việc xử sự sao cho phải phép là rất cần thiết, phải thường xuyên chú ý và rút kinh nghiệm. Người Việt có truyền thống đề cao đời sống văn hóa gia đình, nên càng tôn trọng gia đình bạn đời, ta càng dễ có được một cuộc hôn nhân yên ả.
Đây là những "vùng đất cấm" vô cùng nguy hiểm có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng cãi nhau mỗi ngày, sống chung thì khổ mình, ly hôn thì tội con cái.
Hôn nhân chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Yêu nhau là một chuyện, cưới nhau về lại là chuyện khác. Khi yêu có thể vui nhưng khi về sống chung, có vô số điều mà bạn không thể lường trước được. Đặc biệt, nếu đặt chân vào những "vùng cấm" này sẽ khiến hôn nhân đổ vỡ, gia đình tan nát.

Tò mò về chuyện cũ không muốn nhắc của bạn đời
Đàn ông đường hoàng không bao giờ mang chuyện cũ của vợ ra để chì chiết, so sánh. Càng không bao giờ chạm vào phần sâu khuất trong quá khứ của phụ nữ.
Người vợ khôn ngoan đừng quá tò mò về chuyện cũ của chồng. Ví dụ như chồng đã có bao nhiêu mối tình, thương ai nhất, hận ai nhất. Đàn ông không bao giờ muốn nhắc lại những vết thương lòng của mình.
Hoặc khi đã biết quá khứ của chồng, liệu bạn có đủ bình tĩnh để làm lơ mọi chuyện hay không? Phụ nữ có máu ghen, họ sẽ nhai đi nhai lại những chuyện này khiến chồng chán ghét. Tốt nhất là "miệng không hỏi, tim không phiền".
Quá khứ, chuyện cũ luôn là những khoảng trống mênh mông mà bạn không nên phạm vào kẻo tổn thương chính bản thân, tổn thương người còn lại và phá hỏng một mối quan hệ đang tốt đẹp ở thì hiện tại.
Thiếu tôn trọng, xem nhẹ vai trò của nhau
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Trong hôn nhân, vợ chồng đều bình đẳng, không ai có quyền hơn ai. Chồng đừng vì kiếm được tiền mà lên mặt với vợ. Vợ cũng đừng vì ở nhà nội trợ mà mặc cảm tự ti.
Muốn hôn nhân bền vững, vợ chồng hãy tôn trọng vai trò của nhau. Dù vợ có ở nhà nội trợ, chồng cũng đừng khinh thường mà hãy biết thông cảm. Còn vợ hãy biết chia sẻ những nỗi vất vả của chồng khi đi làm bên ngoài. Khi biết thông cảm cho nhau, mối quan hệ vợ chồng mới bền chặt.
Dùng bạo lực
Người đàn ông vũ phu sẽ khiến phụ nữ cảm thấy sợ hãi. Khi bị chồng bạo hành, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Trong hôn nhân, nếu bạn luôn thấy bất an, khó lòng mà duy trì mối quan hệ lâu dài. Muốn hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng dù có chuyện gì cũng hãy cư xử văn minh, đừng sử dụng bạo lực làm tổn thương nhau.
Vậy nên, đàn ông dù có giận đến mấy cũng đừng dùng bạo lực với vợ. Có câu "đừng bao giờ đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa". Phụ nữ sinh ra là để được yêu thương và trân trọng. Nếu vợ sai, hãy chỉ bảo đàng hoàng, đừng "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" với người phụ nữ mình yêu thương nhất.
Chất Liệu Hình ảnh Hoa Hồng Hoa Tươi Sáng Hoa đẹp Hoa Và Cây, Hình ...

Học cách tha thứ, buông bỏ để sống thật hạnh phúc

Chẳng ai sống trên đời mà gặp toàn chuyện vui. Người hạnh phúc là người biết buông bỏ những gánh nặng, ưu phiền để tâm nhẹ tựa thinh không, và tận cùng của niềm vui chính là buông bỏ và tha thứ.

Học cách tha thứ, buông bỏ để sống thật hạnh phúc - 1

Giải thoát bản thân khỏi gánh nặng
Có lẽ bạn đã nhận ra rằng tha thứ là để cho chính mình, không phải cho người khác. Tha thứ không phải việc bạn chấp nhận những gì người khác đã làm với mình, mà là giải phóng bản thân khỏi một gánh nặng lớn.
Tha thứ không có nghĩa là nói: "Không sao đâu”. Tha thứ là nói: "Tôi sẽ không để khối đá này ở trong tôi và làm tổn thương tôi thêm nữa".
Để tâm mãi chuyện quá khứ
Hãy nghĩ đến bức tranh lớn hơn: Tất cả chúng ta đều đã mắc mọi loại sai lầm trong cuộc sống.
Biết rằng ai cũng từng rơi vào vị trí, hoàn cảnh của ai đó ở một thời điểm nào đó sẽ khiến bạn dễ dàng bỏ qua quá khứ để tiến về phía trước.
Hãy đặt mình vào người khác, để hiểu rõ họ hơn qua lăng kính không còn nhiều oán giận.
Luôn có hậu quả cho hành động
Không có cách nào để thoát khỏi hậu quả của mỗi việc chúng ta làm, bởi thế ai cũng sẽ phải giải quyết nghiệp chướng do mình gây ra vào một lúc nào đó.
Thời gian trôi qua, người đó sẽ cảm thấy từng cơn đau họ gây ra cho bạn chính xác như bạn đã cảm nhận. Vì vậy, hãy từ bỏ mọi mong muốn bắt họ phải trả giá, đó không phải việc của bạn. Hãy từ bỏ gánh nặng - bạn không cần phải là thẩm phán để phán xét bất kỳ ai.
Bạn không cần phải ở bên bất kỳ ai nếu bạn nghĩ mình không nên. Điều bạn cần làm là buông bỏ, bởi việc cố giữ chỉ làm tổn thương bạn.
Đừng cho họ nhiều năng lượng hơn
Cứ nặng lòng suy nghĩ rồi đay đi đay lại nỗi đau, bạn thực sự đang dành cho người đó quá nhiều năng lượng và sự quan tâm của bạn đấy. Đó liệu có phải điều bạn muốn làm?
Có thể bạn không thực sự biết cách quên đi điều người ta đã làm gây tổn thương cho mình, nhưng cố gắng hiểu chúng xuất phát từ đâu có thể tạo ra được những đột phá hướng tới sự tha thứ.

9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con

Có những việc cha mẹ thường cấm đoán con làm nhưng chưa chắc đã có lợi cho trẻ.
Các nhà tâm lý học trẻ em hiện đại thường khuyên các bậc cha mẹ không nên đưa ra lệnh cấm đoán khi nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều này gần như là không thể.
Tuy nhiên, có những điều mà cha mẹ đang cấm đoán một cách vô ích. Tờ Bright Side đã đưa ra một số ví dụ dưới đây.
1.  Làm hỏng quần áo
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh, chúng sẽ không bao giờ để ý đến việc bộ quần áo có giá bao nhiêu, tên của hãng quần áo mà chúng đang lăn lê trên cỏ.
Nếu bạn cảm thấy quá lãng phí khi trẻ làm hỏng bộ quần áo đắt tiền mà cấm cho trẻ vui chơi thoải mái thì tốt nhất bạn nên chia tủ quần áo của trẻ thành 2 loại: một loại dành cho vui chơi, loại kia dành cho những dịp trang trọng.
2.  Ăn đồ ăn vặt
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Đứa trẻ nào cũng thích đồ ăn vặt. Khi cha mẹ cấm trẻ ăn những món này, chúng sẽ trở thành một điều cấm kỵ trong tư tưởng của trẻ. Và bất cứ khi nào có cơ hội, đồ ăn vặt sẽ là lựa chọn đầu tiên của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng thỉnh thoảng cha mẹ cũng nên mua đồ ăn vặt cho con để chúng có thể ăn một suất khoai tây chiên ở nhà mà không cần phải ăn cả túi to cùng lúc.
Hơn nữa, trẻ cũng sẽ nhận ra rằng không cần thiết phải giấu giếm mẹ một túi kẹo.
3. Tiêu tiền cho những thứ vô ích
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Theo một khảo sát, trẻ em hiện đại thường tiêu tiền riêng cho việc đi chơi với bạn bè, thiết bị kỹ thuật số, đồ chơi, quần áo, giày, đồ ăn hoặc tiền đi lại.
Nhiều phụ huynh cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiêu tiền cho những thứ vô dụng, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế con cái mua những món hàng không cần thiết bằng những lệnh cấm hoặc rao giảng.
Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng cách này vì 2 lý do.
Trước hết, khi bạn đã cho con giữ tiền thì đó là tài sản của trẻ. Chúng sẽ là người quyết định nên tiêu tiền cho việc gì. Điều này đặc biệt quan trọng trong những gia đình mà trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà.
Thứ 2, có thể sẽ rất hữu ích cho trẻ khi chúng tiêu tiền vào những việc vô ích rồi sau đó hối hận vì việc đó. Chỉ như vậy trẻ mới học được cách kiểm soát chi tiêu và phân biệt được mong muốn nhất thời với nhu cầu thực sự.
4. Vô tư
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Các nhà tâm lý học nghiêm túc cho rằng trẻ con hiện đại đang ngày càng lo lắng, chán nản hơn so với trẻ con các thế hệ trước.
Một phần lý do là nhiều đứa trẻ phải tham gia vào những thứ giống như một cuộc đua để đạt được kiến thức nhất định.
Trong khi chương trình học thì ngày càng trở nên khó hơn. Mạng xã hội cũng khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng khi bị so sánh với những đứa trẻ khác nhiều hơn.
Đó là lý do một đứa trẻ hiện đại khát khao có những khoảng thời gian không phải làm gì cả. Nếu trong lịch của trẻ có một khoảng thời gian trống, đừng vội vàng đưa vào đó một nhiệm vụ mới. Đôi khi để trẻ cảm thấy vui vẻ và tự do khi không có việc gì phải làm là điều cần thiết.
5. Nghỉ học 1 buổi
Thậm chí, thỉnh thoảng cha mẹ cũng cần phải cho trẻ thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là khi chúng cảm thấy bị trầm cảm hoặc căng thẳng.
Thành tích học tập không phải là điều quan trọng nhất. Nếu bạn thấy con cần nghỉ ngơi, hãy cho trẻ cơ hội sống chậm lại và lắng nghe trẻ: Con muốn gì? Con thích làm gì? Con mơ ước thứ gì?
Đôi khi chúng ta rất khó có thời gian và năng lượng để trả lời những câu hỏi đơn giản đó trong vòng xoáy những bộn bề mà cả cha mẹ và con cái đều phải chạy theo.
6.  Tranh luận với người lớn
Điều quan trọng là hãy cho trẻ biết rằng không phải người lớn nào cũng đúng và không phải tất cả những yêu cầu từ người lớn đều nên được vâng lời ngay lập tức. Đôi khi người lớn cũng cư xử thiếu lịch sự và công bằng. Bạn cần dạy trẻ học cách bảo vệ ý kiến của mình và biết được đâu ra là ranh giới trong khi tranh luận.
Nếu bạn cho rằng mình không thể kiểm soát được trẻ chỉ vì chúng bắt đầu cãi lại bạn nhiều hơn thì hãy nhớ rằng tranh luận là ‘chiến trường’ dành cho cả hai, chứ không phải chỉ cho riêng ai. Hãy cho trẻ thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến cuộc tranh luận thành một sự dàn xếp.
7.  Chọn quần áo
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Nhiều phụ huynh bắt đầu nổi cáu khi đi mua sắm với con cái. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ tốt nhất nên để con cái tự chọn trang phục mà chúng muốn, vì 2 lý do sau đây.
Thứ nhất là, khi được làm việc này, trẻ sẽ tự hình thành tích cách của mình và tìm được vị trí của mình trong xã hội.
Lý do thứ 2 thực dụng hơn. Nếu được chọn quần áo, chúng sẽ mặc nó thường xuyên thay vì giấu dưới đáy tủ. Hơn nữa, mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ không phải mất thời gian tranh luận với trẻ.
8.  Không vâng lời
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Một đứa trẻ luôn vâng lời và làm mọi thứ được yêu cầu sẽ trở thành một người trưởng thành ngoan ngoãn, không dám đứng lên vì lợi ích của bản thân. Những đứa trẻ này sẽ dễ trở thành những người bị lợi dụng nhất.
Nuôi dạy đứa trẻ bướng bỉnh là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng thường những đứa trẻ này sẽ trở thành những người lớn tự tin, sẵn sàng hành động.
9. Chơi trò chơi điện tử
9 điều tưởng chừng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con
Có những trò chơi điện tử yêu cầu bạn phải có một số kỹ năng nhất định, ví dụ như toán học, để có thể đi tiếp.
‘Một số đứa trẻ sinh ra đã thích chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi thì thích chơi điện tử. Không may là bố mẹ tôi cho rằng tôi đã phá hỏng bộ não của mình vì trò chơi điện tử, vì thế tôi chỉ được chơi 1 tiếng mỗi ngày trước bữa tối. Nhưng điều đó đã ngấm ngầm thúc đẩy tôi’ – Chris Bergman, giám đốc điều hành một công ty chuyên sáng tạo các ứng dụng, chia sẻ.
Ông cũng thú nhận rằng ông không ngăn cấm con mình chơi điện tử.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trò chơi điện tử hữu ích cho não trẻ hơn là xem tivi. Chúng dạy cho não trẻ phản ứng nhanh và cách đọc thông tin. Kỹ năng này hữu ích cho trẻ khi chúng trưởng thành và sống trong một môi trường công nghệ còn phát triển hơn ngày nay.

Đi muộn có thành công không?

9 lý do bạn luôn thua kém những người đi làm đúng giờ

Kiểu người luôn đến muộn, nhưng kiên nhẫn, thong dong mang nhiều thuộc tính giúp họ dễ thành công hơn trong công việc.

Những người luôn đến muộn không phải là không tôn trọng bạn, theo các nhà nghiên cứu. Về mặt tâm lý, chỉ có 2 loại người như vậy.
Loại đầu tiên (loại A) xông xáo hơn, có xu hướng tự phê bình, cạnh tranh và nhạy cảm với thời gian.
Loại thứ hai (loại B) có xu hướng chậm trễ, kiên nhẫn và thong dong, đồng thời có các thuộc tính giúp họ thành công hơn. 
Bright Side đưa ra lời giải vì sao những người chậm trễ loại B lại có thể rất may mắn, một cách chuyên nghiệp:
Bởi vì họ sáng tạo hơn
Tính cách loại B thể hiện mức độ tưởng tượng cao hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho họ trong công việc sáng tạo. Họ không sợ phá vỡ quy tắc và dám bước ra ngoài ranh giới đã thiết lập, để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn và không bám vào các tiểu tiết. Đây là một đặc điểm của các doanh nhân và nhà lãnh đạo - những người thường thành công hơn những người khác.
Trong quá trình làm việc, họ có thể mất cảm giác về thời gian, dù vậy, họ có thể thực hiện việc làm ở mức cao và nhận được kết quả tuyệt vời.
Vì họ là những người lạc quan
Các nghiên cứu tiết lộ rằng những người đến muộn có thể lạc quan hơn. Vì phẩm chất này, họ có xu hướng thành công trong cuộc sống và không dễ từ bỏ.
Nhà tâm lý học Martin Seligman đã tiến hành nghiên cứu cho thấy những người bán hàng lạc quan nhất bán được nhiều hơn 88% so với những người bi quan nhất. Về cơ bản, những người lạc quan tiếp tục tiến về phía trước, ngay cả khi có vấn đề vì họ luôn tin rằng có những lựa chọn.
Bởi vì họ làm nhiều việc một lúc (đa nhiệm)
Nếu anh bạn của bạn luôn trễ, có lẽ không phải vì họ lười biếng. Có một số người cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc - thứ khiến họ nhiều khả năng thành công hơn. Thường xuyên làm đa nhiệm dẫn đến họ mất cảm giác về thời gian.
Vấn đề là, bạn cần kiểm soát việc đa nhiệm này và cố gắng tổ chức công việc theo cách tốt cho mọi người và không khiến ai phải chờ đợi.
Vì họ thoải mái hơn
Người tính cách loại B thoải mái hơn vì họ có mức độ lo lắng thấp hơn. Điều này giúp họ đối phó với căng thẳng tốt hơn. Nếu có gì đó khẩn cấp, họ sẽ không hoảng loạn. Tính cách này rất quan trọng trong công việc, vì ít căng thẳng hơn có nghĩa là công việc tốt hơn.
Họ có thể bị trễ, nhưng họ sẽ ít mắc lỗi hơn. Không có gì là không thể chờ đợi.
Bởi vì họ là những người cầu toàn
Bạn đã sẵn sàng cho một cuộc họp. Bạn thay áo, sau đó sửa trang điểm, sau đó kiểm tra xem bàn ủi đã tắt chưa, hai lần. Khi kết thúc tất cả những điều này, bạn đến trễ.
Một nghiên cứu khác cho thấy thói quen cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo khiến bạn đến muộn, nhưng là một nhân viên tốt. Bạn không hoàn thành bất cứ điều gì giữa chừng và cố gắng hoàn thành công việc của bạn một cách hoàn hảo. Không có gì ngạc nhiên tại sao những người này nhận được thăng tiến.
Sưu tầm

8 lý do giảm lương là tốt cho bạn

Có những tình huống mà lùi một bước có thể giúp bạn tiến hai bước, liên quan đến đồng lương bạn nhận được.
Chỉ vài thập kỷ trước, giảm lương là việc chẳng ai thích. Một lịch sử công việc với mức lương tăng đều trong quá trình thăng tiến, tích lũy kinh nghiệm được coi là bằng chứng cho thấy bạn đi đúng hướng, khẳng định sự đứng vững của bạn. Ngược lại, lương giảm đồng nghĩa với suy nghĩ rằng vị thế của bạn giảm.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, lương tăng và giảm trở thành bình thường. Với môi trường kinh tế bất ổn hiện nay, quy tắc duy nhất về tiền lương chính là "không có quy tắc nào cả". Đôi khi mức lương giảm cũng có thể là bước chuyển hướng sự nghiệp khôn ngoan. Dưới đây là 8 tình huống mà việc cắt giảm lương được cho là phù hợp:
1. Bạn muốn giữ công việc đang làm
Thực tế thì thà mất một chút còn hơn là mất cả. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn nhân sự từ Hewitt Associates, 16% các tổ chức lớn đã cắt giảm mức lương cơ bản trong thời kỳ suy thoái này. FedExThe New York Times hay Hewlett Packard là vài trong số các công ty của Mỹ đã chọn cách cắt giảm lương nhân viên thay vì cho nghỉ việc. Ngay cả trong ngành công nghiệp giải trí, người dẫn chương trình Jay Leno cũng phải đồng ý giảm 50% lương của mình, trong bối cảnh cắt giảm ngân sách của "The Tonight Show" mà ông là người dẫn.
Việc cắt giảm lương hẳn không phải là lý tưởng, nhưng nhiều người coi nó là biện pháp khả dĩ trong thời kỳ khó khăn, khi các đơn vị tổ chức đối mặt với việc chọn lựa: một là giảm lương, hai là sa thải nhân viên.
2. Bạn muốn thay đổi nghề nghiệp
Nếu bạn luôn thấy căng thẳng trong công việc hiện tại thì có lẽ vấn đề không phải vì công việc đó đòi hỏi cao, mà đơn giản vì nó không thích hợp với bạn. Hầu hết chúng ta chọn lựa nghề nghiệp cho mình khi còn trẻ, và thường vì những lý do sai lầm, ví dụ như bố mẹ nghĩ rằng nên như vậy, hoặc đơn giản là vì tiền.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Towers Perrin, 55% người lao động cảm thấy có thể họ đang làm sai nghề. Nếu bạn cảm thấy mình có thể tìm thấy một công việc phù hợp với đam mê, kỹ năng tự nhiên và mục đích của bản thân, đừng bỏ lỡ nó chỉ bởi vì vấn đề lương. Hãy trò chuyện với người thân, thử làm những phép tính cần thiết liên quan đến chi phí sinh hoạt gia đình. Nếu bạn thấy có thể xoay sở được, hãy đeo đuổi công việc mới.
3. Bạn kiếm tìm sự hoàn thiện
Nếu như công việc hiện tại buồn tẻ, hoặc bạn cảm thấy kiệt sức, bạn chẳng vui dù lương cao đến mấy, thì tức là bạn cần đổi việc mang lại cho bạn niềm vui và ý nghĩa đích thực.
Tom Low, cựu CEO của Restoration Hardware, Safeway and Ask Jeeves, đã bỏ việc để làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận East Meets West Foundation, một tổ chức hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn ở châu Á.
Không phải ai cũng đủ may mắn để có thể lựa chọn làm những việc chúng ta yêu thích. Nhưng nếu bạn tìm được công việc phù hợp, khiến bạn có thể yêu thích và làm nó hăng say dù ít tiền hơn, bạn sẽ thực sự hiểu rõ câu ngạn ngữ: "Tiền không mua được hạnh phúc".
4. Bạn muốn có thêm cơ hội thăng tiến
Dù bạn có tin hay không, có những tình huống mà lùi một bước có thể giúp bạn tiến hai bước, liên quan đến đồng lương bạn nhận được.
Thế nên, nếu bạn tin tưởng rằng việc cắt giảm lương sẽ mang lại cơ hội lớn hơn trong tương lai, hãy cứ làm như vậy. "Bước lùi" hoàn toàn là thích hợp với trường hợp bạn chuyển từ một tổ chức nhỏ sang một tổ chức lớn mạnh hơn với nhiều cơ hội việc làm hơn, hoặc đó cũng có thể là một lĩnh vực mà bạn chưa có chuyên môn về ngành, nhưng có thể có cơ hội thể hiện các kinh nghiệm, kỹ năng vốn có.
Để xác định xem việc giảm lương có đáng không, nên xem xét xem tương lai bạn có thể đạt được gì. Việc kiếm tiền ít hơn có thể là một viên thuốc đắng khó nuốt trong ngắn hạn, nhưng làm việc chăm chỉ và sự thăng tiến sẽ giúp bạn kiếm được nhiều hơn trước trong một thời gian ngắn kỷ lục mà thôi.
5. Bạn muốn tự khởi nghiệp 
Nếu bạn muốn tự mình xây dựng sự nghiệp riêng, cần nhận thức rõ về việc thu nhập tạm thời sẽ phải giảm đi đáng kể trong một thời gian ngắn.
Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu cho thấy phải mất khoảng 5 năm để khởi nghiệp thành công và đạt được lợi nhuận ổn định. Nhưng nếu bạn có thể phát triển một kế hoạch kinh doanh vững chắc, có đủ tiền tiết kiệm để duy trì việc kinh doanh để vượt qua những khó khăn khởi nghiệp, thì sau đó, bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều.
6. Bạn muốn chuyển chỗ ở
Bạn làm ở thành phố, nhưng lại ghét sống ở đó? Việc giảm lương có thể là hợp lý nếu bạn muốn lựa chọn lối sống và chuyển đến một khu vực phù hợp hơn với tính cách, sở thích và ngân sách của mình.
Di chuyển tới một khu vực có chi phí sinh hoạt thấp hơn chắc chắn đồng nghĩa với việc lương sẽ thấp đi, nhưng tin tốt là chi phí sinh hoạt của bạn cũng sẽ giảm xuống. Cuối cùng, bạn có thêm cơ hội để tiết kiệm, đặc biệt nếu như việc giảm chi phí sinh hoạt bù đắp được cho việc giảm lương. Bên cạnh đó, cảm xúc hài lòng khi chuyển đến nơi mới thực sự không thể tính bằng tiền.
7. Bạn muốn cải thiện công việc và cân bằng cuộc sống
Một khảo sát được thực hiện bởi Mom Corps chỉ ra rằng một nửa số người trưởng thành đang làm việc tại Mỹ sẵn sàng giảm một tỷ lệ phần trăm lương nhất định để đổi lấy sự linh hoạt về giờ giấc, nơi làm việc... Ví dụ, bạn có thể chấp nhận giảm lương để được làm việc tại nhà, vì lịch làm việc đó cho phép bạn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình hoặc những sở thích cá nhân quan trọng.
8. Bạn muốn giảm thời gian di chuyển 
Công việc ngày càng trở nên khan hiếm, thế nên khi có việc làm tốt đồng nghĩa với việc mỗi người phải bằng mọi cách nắm giữ nó. Do đó, sự gia tăng của những "người đi làm siêu tốc" - định nghĩa được đưa ra bởi Trung tâm Vận tải Rudin của NYU, là những người làm việc ở trung tâm của đô thị, nhưng lại phải đi một quãng đường dài bằng cách sử dụng các phương tiện như đường sắt, xe bus, xe hơi, đường hàng không... để đến nơi làm. Lực lượng này đã gia tăng thành 8/10 lực lượng lao động đô thị lớn nhất ở Mỹ. Mặc dù sử dụng nhiều cách khác nhau để di chuyển, những "người đi làm siêu tốc" không tránh khỏi việc chịu đựng những chuyến đi căng thẳng hàng ngày, để tới công sở.
Trong bối cảnh giá xăng tăng, chi phí di chuyển tăng tại nhiều nơi, thì chi phí bỏ ra cho việc đi lại ngốn một khoản lớn. Vì vậy, nếu công việc mới ít tiền hơn, nhưng lại gần nhà hơn, bạn có thể có được một khoản tiết kiệm lớn cho ví tiền  và tinh thần của bạn.
Dù cắt giảm lương là một chuyện khó chấp nhận, nhưng bạn có thể nhìn vào mặt tích cực của nó, bởi vì nó có thể giúp tăng các cơ hội về mặt lâu dài, cho phép bạn làm những điều mà bạn yêu thích.

10 sai lầm khiến bạn không thể thành đạt

Có thái độ tiêu cực, chần chừ quá lâu, ít khi mỉm cười là một vài trong số những “chướng ngại vật” ngăn bạn đạt được thành tựu, giàu có.
Dưới đây là nhận định của 10 triệu phú tự thân về những hành động phổ biến khiến mọi người không thể thành công:
1. Không dám thể hiện
"Không xuất đầu lộ diện là lý do số một khiến hầu hết mọi người thất bại, và đó là lỗi rất phổ biến, dễ mắc phải.
Ảnh: forbes.
Ảnh: forbes.
Việc thể hiện hết lần này đến lần khác đòi hỏi sự tự tin và kiên trì, nhưng nó cũng tạo ra kỷ luật. Bạn không thể chinh phục được thứ mà bạn không tìm cách với tới. Nếu bạn không thực hiện bất kỳ động thái nào, bạn sẽ trở nên trì trệ, không có động lực và cuối cùng là đi xuống", Grant Cardone, người sáng lập Cardone Capital, một đế chế bất động sản trị giá 750 triệu USD, cho hay.
2. Lười biếng
"Mọi người rất dễ lười biếng. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả tốt, bạn phải làm việc.
Tôi được cha mẹ dạy rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn và là bất cứ ai tôi muốn, miễn là làm việc chăm chỉ vì mục tiêu đó. Có thể tôi làm việc quá sức nhưng đó chính xác là thứ cần làm", Michael Ovitz, cựu chủ tịch của Công ty Walt Disney, đưa ra lời khuyên.
3. Có thái độ tiêu cực
"Khi tôi thuê một người nào đó hoặc cộng tác với một doanh nhân trên chương trình 'Shark Tank', tôi tìm kiếm một điều: thái độ tích cực.
Tôi từng nghĩ rằng tôi có thể thay đổi một người có thái độ tiêu cực, nhưng cuối cùng tôi chỉ có thể sa thải họ. Chỉ cần một người tiêu cực trong một nhóm 10 người hạnh phúc đã đủ kéo cả nhóm xuống. Trong khi đó, không gì cản trở được một người nói ‘Chúng ta có thể làm được’.
Ngay cả trong thời điểm khó khăn, bạn vẫn phải vực dậy được tinh thần và duy trì thái độ tích cực - bất kể chuyện gì", Barbara Corcoran, người sáng lập Tập đoàn Corcoran, nhà đầu của "Shark Tank" cho hay.
4. Chờ đợi quá lâu để đưa ra quyết định
"Nếu áp dụng quy tắc 40/70, bạn sẽ thành công ở bất cứ việc gì. Nhiều năm trước, tôi đã học được một nguyên tắc có giá trị từ Tướng Colin Powell: Bạn chỉ cần 40% đến 70% thông tin để đưa ra quyết định.
Nếu bạn yêu cầu sự chắc chắn hoàn toàn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội... Hãy tin vào trực giác của bạn, đưa ra quyết định và thực hiện.
Lãnh đạo hiệu quả là sự pha trộn giữa kiến thức và kinh nghiệm. Thông thường, khả năng đưa ra quyết định khi thiếu thông tin có thể là giá trị lớn nhất của bạn", Shaun Rawls, người sáng lập và tổng giám đốc của đế chế bất động sản Rawls of Keller Williams, doanh thu hàng năm hơn 4 tỷ USD, cho biết.
5. Không cười
"Sức mạnh của nụ cười đang bị đánh giá thấp. Một nụ cười ấm áp, chân thật ngay lập tức tạo ra niềm tin, đó là nền tảng của mọi giao dịch kinh doanh. Nó không chỉ thêm năng lượng tích cực vào biểu hiện của bạn, mà còn làm cho bạn có vẻ dễ tiếp cận.
Mọi người muốn làm ăn với những người họ thích, và cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, đừng cười giả tạo. Càng mỉm cười thật lòng, tác động sẽ càng lớn.
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mỉm cười giúp bạn hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và sáng tạo hơn. Tốt cho mọi thứ phải không? Nó còn miễn phí", Parker, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Holly Parker Team thuộc tập đoàn bất động sản Douglas Elliman, nhà môi giới từng đoạt giải thưởng vì đã đạt hơn 8 tỷ USD doanh thu, cho biết.
6. Tập trung vào quá nhiều thứ cùng một lúc
"Hãy chọn một thứ mà bạn đam mê và giỏi hơn những thứ khác. Quá nhiều người có 1.000 ý tưởng tuyệt vời và không bao giờ bắt đầu bất kỳ ý tưởng nào trong số đó. Thay vào đó, họ tham gia vào công việc của mọi người.
Ví dụ, nếu bạn không phải là một luật sư, đừng giả vờ là luật sư. Hãy làm chuyên môn của bạn và giao cho các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hãy ký hợp đồng và tạo dựng công ty của bạn đúng cách. Nếu nó đáng làm, thì nó cũng đáng làm đúng.
Tôi từng rời một công ty vì người sáng lập quan tâm đến ý tưởng tiếp theo của ông ấy hơn là thành công của công ty. Và trong khi đang mơ về những phát minh mới, ông đã để công ty bị thiếu tài nguyên và không được quan tâm đúng mức. Hậu quả, chúng tôi đã mất nhiều cơ hội đột phá", James Daily, đồng sáng lập của công ty Daily Law Group, nói.
7. Không ghi lịch nhắc nhở việc quan trọng
"Là một doanh nhân, tôi hoàn thành công việc bằng cách tuân thủ một quy tắc: Lập kế hoạch và sắp xếp từng thứ tôi dự định làm. Nghe có vẻ rất dễ dàng, nhưng hầu hết mọi người không làm được điều này.
Nếu bạn có thể bắt nhịp với việc tự giao nhiệm vụ và ghi các việc phải làm, bạn sẽ không bao giờ phải vật lộn để nhớ tất cả những điều bạn đã quên vào lúc 3 giờ sáng", Dennis Najjar, đồng sáng lập của AccountingDepartment.com, một dịch vụ kế toán ảo cho các doanh nghiệp nhỏ, cho hay.
8. Bắt chước mù quáng những người thành công nhất
"Khi có nhiều giải pháp tiềm năng cho một vấn đề, thật dễ dàng để chọn một giải pháp hiệu quả cho ai đó. Nhưng đây là sự thật: Việc nó hiệu quả đối với người khác không quan trọng, quan trọng là nó có hiệu quả với bạn hay không.
Các nhà lãnh đạo giỏi nhất đừng mù quáng theo đuổi những người thành công nhất xung quanh. Nên biết rằng mặc áo cao cổ màu đen mỗi ngày sẽ không biến bạn thành Steve Jobs. Thay vào đó, hãy nhìn vào các phần của thành công và áp dụng chúng vào hoàn cảnh của chính mình", Luke Freiler, giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Centercode, nhà cung cấp giải pháp xác thực khách hàng, cho biết.
9. Cố gắng kiểm soát mọi thứ
"Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu của mình, hãy từ bỏ suy nghĩ rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Đôi khi, bạn chỉ cần chấp nhận thực tế của một tình huống, quyết đoán và phân bổ thời gian đến nơi bạn có thể thực sự tạo ra sự khác biệt. Đây là chìa khóa để đạt được thành công trong cả công việc và cuộc sống cá nhân", Alon Rajić, giám đốc điều hành của Review Home Warranties, trang web đánh giá bảo hành nhà toàn diện nhất thế giới, đưa ra lời khuyên.
10. Không nhảy vào cái chưa biết
"Xây dựng một công ty, thương hiệu cá nhân hoặc sự nghiệp đòi hỏi một tâm lý 'hết mình'. Bước ra ngoài vùng thoải mái của bạn và đừng ngại chiến đấu với đối thủ trên hạng cân.
Ví dụ, nộp đơn vào vị trí điều hành mà bạn thực sự muốn, mặc dù nó đòi hỏi nhiều thập kỷ kinh nghiệm và bằng cấp dường như không thể đạt được. Chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Bạn có thể nhận công việc đó và thấy rằng nó thật khó nhằn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học hỏi.
Trong 6 tháng, bạn phát triển theo cách không thể có trước đó. Ngay cả khi bạn không nhận được công việc đó, bạn vẫn có thể nói rằng mình đã thực hiện bước nhảy vọt - và điều đó làm cho bạn tốt hơn tất cả những người khác, những người ở lại không gian an toàn của họ vì họ quá sợ thất bại", James Sixsmith, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Trade Context; đồng sáng lập SpeedUpTrader, cho hay.
Sưu tầm!